ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY - TẬP 1 - Trang 321

Ngạn Địch dẫn thủ hạ của mình vào nam, xuống tận Mỹ Tho sâu trong đất
Miên và canh tác trên mảnh đất phì nhiêu bên lưu vực sông Cửu Long.
Trần Thượng Xuyên đem thủ hạ thuộc ba châu Cao, Lôi, Liêm của mình
vào trú ngụ tại vùng Bàng Lân (còn gọi là Bằng Lăng, vì vùng đất này có
nhiều cây bằng lăng tím) ở Biên Hòa.

Khi phát hiện ra vùng cù lao rộng lớn, bao bọc bởi hai nhánh sông rất

thuận tiện cho việc phát triển thương mại đường thủy, Trần Thượng Xuyên
đưa toán thủ hạ của mình và một số cư dân Việt, những con cháu của nhóm
người Việt mà Công nữ Ngọc Vạn đã mang theo năm 1620 khi về làm
Hoàng hậu xứ Chân Lạp cùng người Mạ bản địa về khai thác. Sau khi vùng
cù lao có được một bộ mặt khang trang, Trần Thượng Xuyên liên lạc với
những nhà buôn lớn ở các vùng Quảng Đông, Phúc Kiến, chiêu tập họ đến
đây mở thương hiệu buôn bán. Chẳng bao lâu sau, vùng cù lao hoang dại đã
trở thành một trung tâm thương mại sầm uất với phố xá mọc lên san sát. Sự
phồn thịnh về thương mại đã kéo theo sự xuất hiện các dịch vụ vui chơi
giải trí khác nên bên cạnh những hiệu buôn lớn, Giản Phố Châu còn có rất
nhiều trà đình, tửu điếm nguy nga, tráng lệ.

Ba chiếc thuyền của Hữu Dụng cập vào bến ở phía tây nam cù lao.

Khúc sông ở đây rộng và sâu, tiện lợi cho tàu lớn của ngoại quốc vào đậu.
Hai chiếc thuyền của Âu Dương Long đi lên một khúc nữa rồi rẽ vào sông
Sa Hà cập bến nơi bờ bắc cù lao. Trước lúc chia tay, Âu Dương Long ghé
thuyền mình sát với thuyền Hữu Dụng và nói lớn:

- Cảm ơn sự trợ giúp của các bạn! Chúng ta sẽ gặp nhau trên phố chứ?

Hữu Dụng vui vẻ đáp:

- Vâng, chúng ta sẽ gặp lại!

Âu Dương Long vẫy tay chào tạm biệt. Ba chiếc thuyền của Hữu

Dụng cập vào bến. Bọn người hầu thấy Bạch Mai trở về, mừng rỡ chạy đi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.