ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY - TẬP 1 - Trang 398

nhất, đó là chữ “định”. Sau đó tâm, ý và thân, tức quyền thức, cũng phải
hợp nhất. Đạt được cả tâm, ý, thân hợp nhất tức là quyền pháp ở ngay nơi ý
tưởng, tâm nghĩ thế nào quyền sẽ ra thế ấy. Chừng đó quyền pháp sẽ rất tùy
tiện, không còn câu nệ tới chiêu thức đã học ban đầu. Nhà Phật gọi đó là
cảnh giới vạn pháp giai không. Lý thuyết này cũng áp dụng cho binh khí.
Con nghe kịp không?

- Dạ kịp. Đạt đến trình độ đó tức là đạt đến chữ “vô”. Vô chiêu, vô

thức, vô bỉ, vô thử. Tâm động thế nào thì chiêu thức ra thế ấy.

Nho hiệp gật gù:

- Giỏi lắm! Nguyên tắc chính của Miên quyền là “tá lực đả lực”. Điều

này con đã biết. Con còn phải biết thêm một điểm mấu chốt hết sức quan
trọng nữa là: mọi chiêu thức đều có khởi đầu và kết thúc. Có nghĩa là giữa
hai chiêu thức kế tiếp nhau bao giờ cũng có một khoảng trống, đó là yếu
điểm của quyền thức. Ta có thể nhắm ngay vào những điểm khởi đầu hoặc
kết thúc của chiêu thức mà chế thắng địch. Dù địch có lợi hại, nhanh chóng
đến đâu nhưng nếu con đã đạt được chữ “định”, chữ “vô” rồi thì vào cái
khoảnh khắc biến chiêu đó của địch cũng đủ để con thủ thắng.

Văn Hiến nghe thầy giảng đến đây thì hai mắt chàng sáng hẳn lên:

- Thưa thầy, như vậy Miên quyền của chúng ta càng liên tục như

những vòng tròn không dứt thì càng không có sở hở để địch thủ tấn công?

- Đúng vậy. Như nước chảy không biết đâu là điểm khởi đầu và đâu là

điểm cuối, liên miên bất tận. Được như thế thì quyền của địch thủ có đánh
vào cũng ví như lấy tay chặt xuống dòng nước, nước rẽ ra rồi lập tức khép
lại.

- Như vậy chúng ta cần phải đạt cho được các yếu tính: mềm như

nước, vững như sơn, nhanh như báo và mạnh như hổ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.