ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY - TẬP 1 - Trang 402

Văn Hiến đáp:

- Dạ, đệ tử sẽ hỏi hắn.

Chàng từ giã thầy và thiền sư Phật Chiếu xong lên ngựa phóng về

Giản Phố. Chỉ sáu ngày ngắn ngủi bên thầy, nội lực và tinh thần chàng rất
sung mãn, võ công tiến triển vượt bậc. Chàng cảm thấy rất vui nhưng chợt
nghĩ đến việc thầy lại sắp ra đi, lần này có lẽ là vĩnh viễn thì lòng chùng
xuống bởi một nỗi buồn vô hạn. Chàng mồ côi sớm, may gặp sư phụ yêu
thương dạy dỗ nên người vì thế từ lâu chàng đã coi người như cha của
mình. Giờ nghe ý thầy muốn lánh xa cõi đời mãi mãi mà lòng không khỏi
đau buồn, chàng tự nhủ: “Bằng mọi giá mình phải đem sở học bình sinh
của thầy truyền lại cho dân Việt để khỏi phụ lòng kỳ vọng và ước muốn của
ân sư.”

***

Sau năm năm khai sáng ra vùng Giản Phố, Thượng Công Trần

Thượng Xuyên xây miếu Quan Đế để dùng làm nơi thờ phụng, cầu đảo của
những người Hoa theo chân ông đến đây lập nghiệp. Miếu được xây trên
một vùng đất rộng, mặt trước của miếu nhìn ra dòng sông Đồng Nai gần hải
cảng chính của Giản Phố. Nơi đây còn có hai nhà hội quán của người
Quảng Đông và Triều Châu. Cách miếu không xa, cư dân Giản Phố và Trấn
Biên cũng lập một miếu thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh để nhớ ơn
người đã thiết lập chủ quyền chính thức cho vùng Trấn Biên và Phiên Trấn,
sáp nhập cả hai vùng đất của Chân Lạp này vào lãnh thổ Đại Việt cuối
những năm 1690.

Mấy hôm nay hãng buôn Diệp Sanh Ký và Kim Cương Môn chuẩn bị

cho ngày lễ kỷ niệm sáu mươi năm xây dựng miếu và năm năm thành lập
Kim Cương Môn ở Giản Phố rất tất bật, chu đáo. Họ lập một sàn đấu võ
trước cửa miếu. Một dãy khán đài tạm bằng gỗ được dựng lên ở bên phải,
đặt sẵn hai mươi chiếc ghế để cho quan khách bên Trấn Biên và đại diện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.