ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY - TẬP 4 - Trang 196

Nguyễn Nhạc có vẻ phật ý hỏi:
- Ở Đàng Ngoài, Chúa Trịnh thâu tóm mọi quyền hành, vua Lê giờ chỉ còn
là hư vị, danh là vua nhưng quyền cai trị nước lại nằm trong tay họ Trịnh.
Tình trạng này theo thầy thì do đâu mà có?
Khi thấy Nguyễn Nhạc đang cố ý đưa mình vào thế bí, giáo Hiến mừng
thầm. Nhưng ông vẫn giả bộ thở dài.
- Đó là thảm trạng của đất nước. Kể từ khi Lê Thái Tổ đánh đuổi quân
Minh lập nên nhà Lê, trải qua hơn ba trăm năm đã đem lại cho dân tộc một
thời kỳ vàng son cực thịnh nhưng cái thời kỳ ấy đã qua rồi, thay vào đó là
tình trạng Chúa Trịnh lộng quyền, đất nước điêu linh. Cuộc thịnh suy thay
đổi này là cái lẽ xoay vần của tạo hóa, con người khó lòng cưỡng lại được.
Nguyễn Nhạc nghe giáo Hiến nói thế thì chồm người tới trước hỏi:
- Thế thì cái cuộc thịnh suy của Chúa Nguyễn Đàng Trong có phải cũng là
do lẽ tự nhiên của trời đất vần xoay không, thưa thầy?
Giáo Hiến đã nhìn thấy được ý nghĩ trong đầu Nguyễn Nhạc nên đáp:
- Đã là qui luật thì khó lòng tránh khỏi. Có điều vần xoay thế nào, bao giờ
mới cáo chung thì còn tùy thuộc vào rất nhiều nhân tố.
- Những nhân tố nào có thể góp phần đưa sự vần xoay đó đến cáo chung?
Giáo Hiến nhìn thẳng vào mắt Nhạc đáp:
- Phải hội đủ thiên thời, địa lợi và nhân hòa.
- Làm sao có thể biết thiên thời đã đến?
- Điềm trời. Ví như lời sấm truyền, lời tiên tri về núi lở, cửa biển lấp, sao
chổi mọc...
- Còn địa lợi?
- Địa lợi là vùng đất tốt để phát khởi.
Nhạc lại chồm người tới trước:
- Theo thầy vùng đất nào là vùng đất tốt để phát khởi?
Giáo Hiến bưng tách trà lên hớp một ngụm, nhìn Nguyễn Nhạc rồi chậm rãi
đáp:
- Tây Sơn!
Ba anh em Nguyễn Nhạc đồng thốt lên:
- Tây Sơn à?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.