còn đã được đọc những bài tản văn của ông ấy rồi. Tôi nghĩ những
di tác ấy chắc sẽ được đặt trong thư phòng chăng?”
“Nếu thế khi chuyển đồ để trùng tu nó sẽ bị phát hiện và đương
nhiên sẽ được công khai đấy nhỉ!” Tôi gật gù đầu.
Sao tôi không sớm nghĩ tới điểm ấy chứ?
Có thể những lúc rảnh rỗi nhà thơ Lee Joek-yo cũng sẽ viết một
số tản văn hoặc tiểu thuyết, có thể là cả hí khúc nữa thì sao? Mặc dù
nói chỉ làm thơ, nhưng bình thường chắc hẳn nhà thơ sẽ quan tâm
tới tất cả thể loại văn học khác nữa chứ. Tôi cũng từng thấy nhà thơ
viết tản văn xong để nó lên bàn làm việc. Lúc sinh thời ông từng nói
vô cùng muốn thử viết hí khúc. Nếu phát hiện trong “di tác” có cả
tiểu thuyết và hí khúc, thì lúc đó nó sẽ không chỉ còn là tin tức nữa,
mà nhà thơ Lee Joek-yo sẽ được đánh giá lại qua các báo cáo văn học
mới.
Đúng lúc đó, tôi nhìn thấy cái thang ấy.
Cái thang bằng hợp kim nhôm nằm chỏng chơ trên vạt cỏ trong
sân. Đột nhiên tôi nhớ ra những ghi chép trong cuốn hồi ký của nhà
thơ, có phần mô tả vô cùng tỉ mỉ, chi tiết chiếc thang khiến người
ta phải kinh ngạc. Muốn trèo từ sau vườn nhà thơ lên thẳng núi phải
dùng đến cái thang dựng chỗ sân phơi này. Tôi rất để tâm tới
chiếc thang đó. Khác với tôi, chẳng ai thèm chú ý đến nó cả, mà trái
lại, lúc mở cánh cửa ở vườn sau, mọi người đều “ồ” lên.
Ở
đó có một chiếc động ở lưng chừng vách núi. Cửa động chật tới
mức chỉ có thể vừa một người khom mình chui vào, nhưng ở trong chỉ
sâu hai, ba mét, lại có một căn phòng nhỏ vừa hai người nằm. Có
người hỏi: “Nghe nói cái động này do chính tay nhà thơ Lee Joek-yo
tự mình đào?”