chung lớn với Nga mặc dù các hoạt động này có vẻ nhằm chống khủng bố,
gồm các cuộc đổ bộ cả trên cạn và dưới nước cùng nhiều hoạt động khác
liên quan đến tình huống bất ngờ từ Đài Loan. Bất cứ khi nào động thái của
Trung Quốc đi ngược lại với phát ngôn niềm nở của nó đều khiến cho Hoa
Kỳ nghi ngờ rằng những toan tính thật sự của Bắc Kinh là thù địch. Thứ
trưởng Ngoại giao Zoellick đã tạo ra bước đột phá trong một bài phát biểu
năm 2005. “Hoa Kỳ tôn trọng các lọi ích của Trung Quốc trong khu vực, và
thừa nhận vai trò hữu ích của ngoại giao đa phương ở châu Á. Nhưng những
quan ngại sẽ gia tăng nếu Trung Quốc tìm cách trở thành cường quốc bá
chủ.”
Thông qua việc thúc đẩy chủ nghĩa đa phương để phát huy ảnh hưởng mà
tránh gây ra lo ngại, Trung Quốc đã rút ra bài học từ một cường quốc đang
trỗi dậy ở thế kỷ trước, đó là Hoa Kỳ. Sau Chiến tranh Thế giới II, các nhà
lãnh đạo Hoa Kỳ chọn cách tự trói tay mình bằng việc lập ra các định chế
quốc tế như Liên Hợp Quốc. Họ đã tính toán một cách đúng đắn rằng nếu
Hoa Kỳ đồng ý tuân thủ quy định của các tổ chức quốc tế, nó sẽ khiến các
quốc gia khác cảm thấy thoải mái hơn với cường quốc Hoa Kỳ. Trung Quốc
đang tìm cách ngăn chặn những phản ứng thù địch trước sự gia tăng sức
mạnh ở châu Á của nước này thông qua cách thức tương tự, mặc dù các tổ
chức mà Trung Quốc giúp lập ra cho đến giờ có ít tính ràng buộc hơn hẳn.