GÃ KHỔNG LỒ MẤT NGỦ - Trang 222

Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Bộ trưởng Ngoại giao Đường Gia
Triền đều có những chuyến công du đến châu Phi, thăm mười lăm nước
khác nhau trong năm 2006. Tôi đang ở Bắc Kinh vào tháng Mười một năm
2006 khi Trung Quốc đăng cai tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh cho bốn mươi
nguyên thủ các nước châu Phi (một cuộc gặp hoành tráng với sự tham dự
của hàng nghìn đại biểu), đánh dấu đỉnh điểm cái mà người Trung Quốc gọi
là “Năm châu Phi”. Chính quyền Bắc Kinh coi sự kiện đình đám này là cuộc
tập dượt cho Olympic. Thành phố được trang hoàng với đèn lồng đỏ và biểu
ngữ, không khí trong sạch một cách bất thường nhờ các biện pháp kiểm soát
giao thông đặc biệt. Truyền hình và các phương tiện truyền thông khác tràn
ngập các tin bài kỷ niệm sự kiện Trung Quốc bắt đầu trở thành một lãnh đạo
toàn cầu.

Truyền thông phương Tây, mặt khác, lại nhấn mạnh rằng thông qua cung

cấp viện trợ vô điều kiện cùng nhiều ưu đãi khác, Trung Quốc đã phá hỏng
những nỗ lực của Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác trong việc gắn
những lợi ích tài chính với những tiến bộ trong các vấn đề nhân quyền và
bảo vệ môi trường - điều mà Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Paul Wolfowitz
đã chỉ trích mạnh mẽ. Vấn đề gây tranh cãi nhất là tình trạng bạo lực nhắm
vào dân thường diễn ra do dân quân liên kết với chính phủ ở vùng Darfur,
Sudan, nơi mà Trung Quốc có rất nhiều lợi ích dầu mỏ. Hoa Kỳ và các nước
đồng minh muốn gia tăng áp lực lên chính phủ Sudan để ngăn chặn việc giết
người, nhưng Trung Quốc lại cản đường.

Khi tôi gặp người phụ trách chính sách châu Phi của Bộ Ngoại giao Trung

Quốc ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh, ông một mực khẳng định rằng
Trung Quốc đang đứng đằng sau thuyết phục chính phủ Sudan “có thái độ
thực dụng hơn” đối với sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế.
Trong một bài phỏng vấn trên báo, Thứ trưởng Ngoại giao Trác Quân nói:
“Chúng tôi sử dụng mối quan hệ và hợp tác tốt đẹp với chính phủ này” để
xúc tiến việc đi đến giải pháp, “nhưng chúng tôi không nhất thiết lúc nào
cũng phải thông báo việc làm này”. Truyền hình Trung Quốc đưa tin rằng
trong suốt cuộc gặp thượng đỉnh, Chủ tịch Hồ nói, “Vấn đề Darfur hiện đang
trong giai đoạn nguy hiểm” và trong cuộc gặp với Tổng thống Sudan Omar

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.