này khiến hàng chục nghìn người Trung Quốc tức giận biểu tình tại Hồng
Kông, Ma Cao, Đài Loan và Canada vào tháng 9 năm 1996, Bắc Kinh đã
giữ im lặng và ngăn những người ủng hộ phong trào này ở Đại lục biểu tình.
Tuy nhiên, chính phủ mới ở Bắc Kinh đã quyết định nới lỏng cho các nhà
hoạt động dân tộc chủ nghĩa liên quan đến quần đảo Điếu Ngư. Liên đoàn
Các tổ chức phi chính phủ của Trung Quốc về bảo vệ chủ quyền quần đảo
Điếu Ngư, một tổ chức nhỏ nhưng có quan hệ với giới lãnh đạo chính
quyền, được thành lập năm 1996 (đăng ký thành lập tại Hồng Kông nhưng
trụ sở chính đóng tại Hạ Môn, bên bờ biển của tỉnh Phúc Kiến), đã nỗ lực đi
đến quần đảo này ba lần, lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2003. Trong chuyến
đi tháng Một năm 2004, theo thông tin sôi nổi từ hãng thông tấn chính thức
của Trung Quốc, các thuyền viên - những người ái quốc đã dũng cảm chống
lại một trận tấn công của 10 tàu chiến Nhật Bản có thủy lôi. Trong chuyến đi
lần thứ ba, vào tháng Ba năm 2004, nhóm này đã cập bến thành công, đây là
lần đầu tiên người Trung Quốc đặt chân lên đảo, nhưng các thuyền viên đã
bị cảnh sát Nhật bắt giữ, thẩm vấn tại đảo Okinawa của Nhật Bản nằm gần
quần đảo Điếu Ngư, và sau đó nhanh chóng được thả về trong sự lo lắng của
chính quyền Nhật Bản muốn tránh đối đầu với Trung Quốc. Tại Trung
Quốc, báo chí chính thống đã đưa tin rầm rộ về sự chuẩn bị của nhóm và
việc họ đã đặt chân lên quần đảo Điếu Ngư, đây là một dấu hiệu rõ ràng cho
thấy Đảng Cộng sản tán thành việc này.
Các nhà hoạt động của Liên minh Yêu nước Trung Quốc đã không gặp sự
can thiệp nào từ phía chính quyền khi tổ chức lấy chữ ký trên mạng để phản
đối Nhật Bản trong những cuộc tranh cãi ầm ĩ xảy ra liên tiếp những năm
vừa qua. Tháng Tám năm 2003, liên minh này đã sử dụng trang mạng của
mình để thu thập hơn một triệu chữ ký yêu cầu chính quyền Nhật Bản bồi
thường những người Trung Quốc đã bị thương tổn bởi những vũ khí hóa học
mà Nhật Bản đã chôn vùi. Tháng sau đó, Liên minh đã thu thập hơn 80
nghìn chữ ký trong chỉ vòng 10 ngày yêu cầu Bộ Đường sắt không ký hợp
đồng với các công ty Nhật Bản để thực hiện dự án đã lên kế hoạch về tàu
hỏa tốc hành nối giữa Thượng Hải và Bắc Kinh. Những tin tức của báo chí
chính thống về việc thu thập những chữ ký này cho thấy thái độ khoan dung