Trung Quốc. Với một vài ngoại lệ, chính phủ Trung Quốc đã bảo vệ các
doanh nghiệp Đài Loan khỏi sự chỉ trích chính trị gay gắt trong những thời
kỳ căng thẳng. Sự hiện diện của các doanh nghiệp Đài Loan vào Đại lục
không phải vấn đề gây tranh cãi về chính trị, và các quan chức địa phương
mong muốn có công ăn việc làm do các doanh nghiệp này tạo ra. Các đại
diện của Văn phòng sự vụ Đài Loan tại các địa phương thường can thiệp bảo
vệ các nhà đầu tư Đài Loan để làm cho họ cảm thấy an tâm. Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa vui mừng khi thấy Đài Loan bị kéo vào quỹ đạo kinh tế và
xã hội của Trung Quốc bởi vì điều này mang lại cho họ niềm hy vọng rằng
nó sẽ dẫn đến hội nhập chính trị một ngày nào đó. Mặc dù vậy, sau các cuộc
bầu cử tổng thống năm 2000 và 2004 tại Đài Loan, phản ứng chính trị trong
nước tại Đại lục buộc Đảng Cộng sản phải tuyên bố công khai rằng những
người kinh doanh “xanh” - cụ thể là những người hỗ trợ Trần Thủy Biển và
phong trào độc lập của Đài Loan, không được chào đón ở Trung Quốc.
Giang Trạch Dân đã bổ nhiệm thầy của mình, cựu thị trưởng Thượng Hải
Uông Đạo Hàm, làm nhà đàm phán quan hệ giữa hai bờ. Uông là người có
tiếng nói ảnh hưởng đối với Tiểu ban Lãnh đạo công tác Đài Loan ủng hộ
cách tiếp cận hòa giải. Là một lãnh đạo lão thành được kính trọng và có
quan hệ cá nhân gần gũi với Giang, ông có thể bỏ qua sự đúng đắn về đường
lối chính trị. Trong các cuộc thảo luận với ông, tôi nghe ông thổ lộ những ý
tưởng vượt trội như ngừng triển khai tên lửa ở Phúc Kiến để xây dựng lòng
tin giữa hai bên. Các tỉnh ven biển xem Vương là đại diện lợi ích của mình
trong việc ngăn chặn xung đột xuyên eo biển gây ảnh hưởng tiêu cực đối với
tăng trưởng kinh tế. Viện Nghiên cứu Đài Loan tại Hạ Môn, trên bờ biển
Phúc Kiến, đối diện với Đài Loan và cách xa Bắc Kinh, cũng có tiếng là có
“quan điểm tự do hơn”, theo lời một trong các nhà nghiên cứu của viện.
Giang tiếp tục giữ liên lạc với phía Thượng Hải của mình bằng cách làm
sâu sắc hơn các mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai bên, thúc đẩy
trao đổi và đối thoại xuyên eo biển, và đưa ra cái mà theo quan điểm của
Trung Quốc là một gói đề nghị rất hào phóng về sự tự chủ sau khi thống
nhất đất nước - được gọi là “một quốc gia, hai chế độ”, mà đầu tiên vốn do