Nguy cơ chiến tranh
Nguyên bộ trưởng Quốc phòng William Perry đã có bài phát biểu tại
Hồng Kông vào năm 2005 bày tỏ quan ngại về việc các tướng lĩnh Quân
Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang thúc giục giới lãnh đạo đứng đầu
Trung Quốc mau chóng ra tay với Đài Loan bởi “Hoa Kỳ đang bị kìm chân
tại Iraq và không thể tham gia bảo vệ Đài Loan”. Trong khi đó ở Đài Loan,
Trần Thủy Biển có thể đang cân nhắc “thực hiện một bước đi đầy táo bạo,
hướng tới giành độc lập” và nếu được triển khai, Hoa Kỳ sẽ “cảm thấy buộc
phải” có trách nhiệm giúp đỡ bảo vệ lãnh thổ này. Bộ trưởng Perry cảnh
báo: “Lịch sử cho thấy đã có nhiều cuộc chiến trước đây được khơi mào bởi
những tính toán sai lầm.” Các chuyên gia phân tích Trung Quốc đều nhất trí
dự báo rằng “hơn bất cứ vấn đề nào khác, những thay đổi hiện trạng trong
quan hệ với eo biển Đài Loan có khả năng cao kéo Trung Quốc vào một
cuộc xung đột.”
Mối nguy hiểm này được cấu thành bởi thứ hỗn hợp bất định của tình
hình chính trị trong nước và chính sách đối ngoại ở cả Trung Quốc và Đài
Loan. Tại Đại lục, sức ảnh hưởng của quân đội ngày càng tăng trong khi khả
năng quản lý thông tin tới người dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày
càng suy yếu khiến các nhà lãnh đạo nước này phải đứng trước sức ép buộc
sử dụng vũ lực. Sự tăng cường phụ thuộc kinh tế khó ngăn được nguy cơ
xảy ra chiến tranh. Mối quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển dường như sẽ
ảnh hưởng nhiều đến chính sách của một Đài Loan dân chủ hơn là một
Trung Quốc độc đoán, bởi ở Đại lục, các doanh nghiệp tư nhân, các tỉnh
duyên hải, và “đám đông trầm lặng” vốn coi trọng tiến bộ kinh tế hơn là
“nguyên tắc một Trung Quốc” lại không có tiếng nói chính trị. Một số học
giả quả cảm Trung Quốc cho rằng cách giải quyết duy nhất là tìm cách giảm
bớt phần nào quan tâm của dư luận đối với Đài Loan. Đảng Cộng sản Trung
Quốc không nên khoét sâu thêm cảm xúc của quần chúng về vấn đề này và