Tương thuộc về kinh tế
Khi nói chuyện tại trường Đại học Thanh Hoa năm 2000, Chu Dung Cơ
được hỏi rằng theo ông điều gì là mối đe dọa quốc tế lớn nhất đối với Trung
Quốc. Ông đáp: “Đó là những vấn đề trong nền kinh tế Hoa Kỳ.”
Sự tương thuộc ngày càng tăng giữa kinh tế Trung Quốc và Hoa Kỳ đã
làm thay đổi cách nghĩ của lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ song phương
với Hoa Kỳ. Theo số liệu của Hoa Kỳ, thương mại song phương với Trung
Quốc năm 2005 đạt 285,3 tỉ đô la, tăng vượt bậc so với mức 5 tỉ đô la năm
1980. Hoa Kỳ cũng là một trong những nguồn đầu tư nước ngoài quan trọng
nhất vào Trung Quốc, mặc dù về lượng đầu tư vẫn đứng sau Hồng Kông,
Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trước khi Trung Quốc bắt đầu mua lượng lớn nợ công của Hoa Kỳ từ
năm 2001, mối quan hệ kinh tế giữa hai nước không cân bằng. Hoa Kỳ xuất
khẩu sang Trung Quốc ít hơn so với lượng xuất khẩu từ Trung Quốc sang
Hoa Kỳ. Các dòng vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu chảy một chiều. Trung
Quốc sẽ thiệt hại nhiều hơn khi nền kinh tế Hoa Kỳ chao đảo, so với thiệt
hại của Hoa Kỳ nếu nền kinh tế Trung Quốc khó khăn. Trung Quốc cũng có
động lực lớn hơn để bảo vệ quan hệ chính trị song phương với Hoa Kỳ. Nếu
người dân Hoa Kỳ tuyên bố Trung Quốc là kẻ thù cần phải kiềm chế, họ sẽ
gây ra tổn hại lớn tới phát triển kinh tế và sự ổn định trong nước của Trung
Quốc.
Sự phụ thuộc của kinh tế Trung Quốc vào Hoa Kỳ đã khiến người Trung
Quốc thận trọng khi xử lý mối quan hệ với bạn hàng lớn nhất của mình,
nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến một loạt những rạn nứt mới.
“Tôi mong đợi đến một ngày mà vấn đề lớn nhất trong quan hệ Trung-Mỹ sẽ
là tranh chấp thương mại”, tôi đã nói như vậy với đại diện Thương mại Hoa
Kỳ Charlene Barshefsky khi chúng tôi đang tham gia đàm phán về việc