Đặt ưu tiên vào các hoạt động đối ngoại của
Trung Quốc
Cựu ngoại trưởng Madeleine Albright thường dùng từ “đa diện” để mô tả
quan hệ Mỹ-Trung do giữa hai bên có quá nhiều vấn đề gây tranh cãi. Các
nhóm khác nhau ở Hoa Kỳ không hài lòng với luật pháp, cách hành xử và
các thông lệ của Trung Quốc như những hạn chế về tôn giáo, về quyền của
người lao động, tình trạng phá thai bắt buộc, vai trò của Trung Quốc trong
vấn đề trái đất ấm lên, cách nước này xử lý vấn đề Tây Tạng, mối đe dọa về
việc làm của Trung Quốc trong ngành sản xuất của Hoa Kỳ và việc ăn cắp
bản quyền các bộ phim Hollywood.
Nhưng lợi ích quốc gia bao trùm của Hoa Kỳ là tránh một cuộc chiến
tranh bằng cách hướng Trung Quốc vào cách hành xử hợp tác và không tấn
công các nước khác. Các mục tiêu khác, kể cả thúc đẩy dân chủ, nhân
quyền, chỉ là ưu tiên số hai dù rằng chúng ta có thể căm ghét những chính
sách đàn áp của nước này. Việc thường xuyên chỉ trích nhược điểm của
Trung Quốc sẽ gây ra phản ứng phẫn nộ từ phía công chúng Trung Quốc,
khiến cho lãnh đạo nước này nếu không hành động trái ngược thì cũng khó
phối hợp với Hoa Kỳ. Henry Kissinger từng nói: “Một lãnh đạo Hoa Kỳ
thận trọng cần biết cách cân bằng giữa nguy cơ kích động chủ nghĩa dân tộc
Trung Quốc và những lợi ích thu được từ những sức ép ngắn hạn.”
Hơn nữa, những hy vọng của chúng ta vào cải cách chính trị Trung Quốc
sẽ không bao giờ trở thành hiện thực do áp lực từ bên ngoài. Chính những
nhu cầu trong nước chứ không phải sự thúc đẩy từ bên ngoài mới có thể đem
lại thay đổi chính trị. Chúng ta có thể khơi cảm hứng tiến bộ bằng những
thành quả của nền xã hội dân chủ sôi nổi của chúng ta chứ không nên dùng
những biện pháp can thiệp hoặc trừng phạt có thể gây phản ứng dữ dội. Từ
kinh nghiệm làm việc trong chính quyền Hoa Kỳ, tôi thấy rằng mặc dù cách