Hoa Kỳ có thể làm gì?
Mặc dù không thể buộc lãnh đạo Trung Quốc chú ý đến những lời khuyên
của chúng ta, chúng ta vẫn có thể kiểm soát cách nghĩ và cách hành xử của
mình đối với Trung Quốc. Đây là điểm quan trọng nhất bởi chúng ta không
thể tin chắc Trung Quốc luôn hành xử có trách nhiệm hoặc hành xử dựa trên
những lợi ích quan trọng nhất của họ.
Tất cả những gì Hoa Kỳ nói và làm liên quan đến Trung Quốc đều có tác
động đến chính trị nội bộ nước này. Nếu người dân Hoa Kỳ lo ngại một
Trung Quốc đang trỗi dậy sẽ đe dọa Hoa Kỳ, người Trung Quốc cũng sẽ
nghi ngờ các tính toán của Hoa Kỳ đối với họ. Liệu nước Hoa Kỳ có thể học
cách sống chung với một Trung Quốc đang trỗi dậy? Hoặc với tư cách là
cường quốc số một thế giới, liệu Hoa Kỳ sẽ tìm cách kiềm chế Trung Quốc
ở thế yếu để duy trì vị trí số một của mình? Người dân và lãnh đạo Trung
Quốc đang theo sát những gì chúng ta nói và làm.
Nhìn lại lịch sử, lý do các cường quốc đang lên gây chiến không nhất thiết
vì họ có bản chất hiếu chiến, mà do các siêu cường ứng phó sai lầm với
những đòi hỏi thay đổi nguyên trạng theo cách này hay cách khác từ các
nước đang lên. Theo đó, những dự đoán về quan hệ giữa cường quốc đang
lên như Trung Quốc và siêu cường hiện tại như Hoa Kỳ rất ít ỏi. Xung đột
trực tiếp giữa hai nước đang sở hữu vũ khí hạt nhân này có thể xảy ra. Cái
giá cho cuộc xung đột là vô cùng khủng khiếp không chỉ với hai nước mà
còn cả châu Á và toàn thế giới.
Các nhà lãnh đạo phải thật khôn khéo để có thể nhận ra những phức tạp
trong chính trị nội bộ của cả hai phía để cùng vượt qua giai đoạn chuyển
dịch cán cân quyền lực này một cách êm thấm. Nếu luôn nhớ rằng lời nói và
hành động của Hoa Kỳ sẽ được phía Trung Quốc phản hồi một cách tương
xứng, chúng ta có thể tạo điều kiện cho lãnh đạo Trung Quốc hành động một
cách có trách nhiệm giống như họ đang tự nhận, thay vì phải tiến hành