GHI CHÉP CỦA KRISHNAMURTI - Trang 115

dối gạt, thuộc cá nhân hay quốc gia, nhóm này chống lại nhóm kia. Kinh tế
của anh ấy bị giới hạn và vì thế không toàn cầu. Xã hội của anh ấy là vô
luân, trong chính thể tự do và dưới chính thể độc tài. Anh ấy không có tinh
thần tôn giáo mặc dù anh ấy tin tưởng , thờ phụng và trải qua những nghi lễ
tôn giáo vô nghĩa và thay đổi liên tục. Tại sao anh ấy trở thành như thế này
– tàn nhẫn, vô trách nhiệm và v ì thế hoàn toàn ích kỷ? Tại sao ? Có hàng
trăm lời giải thích và những người giải thích, khôn khéo vận dụng những từ
ngữ được rút tỉa từ những hiểu biết của nhiều quyển sách và những thí
nghiệm trên động vật, bị trói buộc trong mạng lưới của đau khổ, tham
vọng, kiêu hãnh và dằn vặt của con người. Diễn tả không là việc được diễn
tả, từ ngữ không là sự việc. Liệu do bởi anh ấy đang tìm ki ếm những
nguyên nhân bên ngoài, cái môi trường sống đang quy định con người, hy
vọng rằng sự thay đổi bên ngoài sẽ chuyển biến con người bên trong? Liệu
do bởi anh ấy quá trói buộc vào các giác quan, bị thống trị bởi những đòi
hỏi ngay lập tức của chúng? Liệu do bởi anh ấy sống quá trọn vẹn trong
chuyển động của suy nghĩ và hiểu biết? Hay do bởi anh ấy quá lãng mạn,
đa cảm, đến nỗi anh ấy trở nên tàn nhẫn cùng những lý tưởng, những niềm
tin tự tạo và những ước vọng của anh ấy? Liệu do bởi anh ấy luôn luôn bị
dẫn dắt, một đệ tử, hay trở thành một người lãnh đạo, một vị thầy?
Sự phân chia như cái bên ngoài và cái bên trong là khởi đầu của đau khổ và
xung đột của anh ấy; anh ấy bị kẹt trong mâu thuẫn này, trong cái truyền
thống không bao giờ chấm dứt này. Bị trói buộc trong phân chia vô nghĩa
này, anh ấy lạc lõng và trở thành một nô lệ cho những người khác. Cái bên
ngoài và cái bên trong chỉ là sự tưởng tượng và sáng chế của suy nghĩ; vì
suy nghĩ có tánh từng phần, từng mảnh, nó dẫn đến vô trật tự và xung đột
mà là phân chia. Suy nghĩ không thể tạo ra trật tự, một dòng chảy vô tận
của đạo đức. Đạo đức không là sự lặp lại liên tục của ký ức, luyện tập. Hiểu
biết-suy nghĩ là trói buộc vào thời gian. Suy nghĩ , do chính bản chất và cấu
trúc của nó, không thể nắm bắt nguyên dòng chảy của sự sống, như một
chuyển động tổng thể. Hiểu biết-suy nghĩ không thể có một thâm nhập vào
tổng thể này; nó không thể nhận biết cái này một cách không chọn lựa
chừng nào nó vẫn còn là người nhận biết, người khách lạ nhìn vào trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.