công, tuần phòng giặc biển. Vì trấn nầy trải qua cuộc biến loạn đã điêu tàn,
nên ngạch lại-thuộc và binh sĩ cũng đều thiếu thốn.
Thiện-chánh-hầu được thuyên bổ làm Trấn-thủ, nhưng chưa đến trấn
thì bị bệnh mất. Còn Hội-lý-hầu và Chân-quang-hầu thì không đủ tài chấn
chỉnh, lại còn cạnh tranh với nhau, dắt dẫn quân đi ẩu đả rối loạn địa-
phương. Khổn-súy Gia-định phải bắt hạ ngục, tâu xin tra xét, [88a] rồi
quyền sai Thủy-quân Khâm-sai chưởng-cơ Thụy-văn-hầu Nguyễn-phước-
Thụy đến phủ dụ cư-dân và tuần phong đạo tặc.
Tháng 8 năm Tân-vị (1911) niên hiệu Gia-long thứ 10, Khâm-mạng Kiên-
giang-đạo Cai-cơ giao-hóa-hầu Trương-phước-Giáo thăng làm Trấn-thủ
trấn Hà- ên, thuyên chuyển Kỷ-lục-trấn Định-tường là Minh-đức-hầu Bùi-
văn-Minh làm Hiệp-trấn.
Từ đấy Minh-đức hầu chỉnh lý quan-nha quản-trại chiêu dụ lưu-dân, tụ
tập người thương mãi, đặt trường-học, mở các đường sá chợ quán, có thứ
tự phân biệt. Lúc bấy giờ người Trung-hoa, Cao-miên, Đồ-bà theo tộc-loại
đến ở cùng nhau nhờ được chánh ch khoan giản, không có phiền nhiễu,
từ đó việc trấn mới có thứ tự khả quan.
Tháng giêng năm Bính-tý (1816) niên hiệu Gia-long thứ 15, vua hạ
chiếu cho Trịnh-công-Du làm Hiệp-trấn trấn Hà- ên. [88b] Tháng 12 năm
Mậu-dần (1818) niên hiệu Gia-long 17, vua gia thăng cho Hiệp-trấn Du-
thành-hầu làm Trấn-thủ Hà- ên. Ấy là Triều-đình nghĩ thương công-thần
khai thác đất đai mà con cháu được nhờ phúc ấm tổ tông lâu dài vậy.
Trấn nầy phía nam giáp trấn Vĩnh-thanh, phía tây giáp nước Tiêm-la,
phía tây nam ngó ra biển, phía đông trông xuống thành Gia-định, phía bắc
giáp nước Cao-miên, đảo Đại- ểu Kim-dự làm viên ngọc châu trấn phía
trước hải đảo, núi Ngũ-hổ làm khẩu ấn kẹp phía sau, phía đông có núi Tô-
châu đứng sững, làm hùng quan bảo vệ dòng sông cho được thấm nhuần,
phía tây có dãy núi Lộc-trĩ làm thạch trụ đón ngăn các lớp sóng cồn. Vả lại
Hà- ên phía tả có Bình-sơn triều về, phía hữu có quần-đảo hộ vệ, án gần
không đứng ngay hàng thẳng lối, hình như răng chó vậy, hoặc giống như