GIẤC MƠ HÓA RỒNG - Trang 152

công sức, tiền bạc cho việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ. Các nhà
máy mới với công nghệ hiện đại có thể được xây dựng ngay mà không phải
bận tâm thanh lý một số lượng lớn nhà máy lạc hậu đang hoạt động với
công nghệ cũ. Chất lượng sản phẩm có thể ngay lập tức đạt được tầm cỡ thế
giới, với giá thành sản phẩm thấp hơn rất nhiều do chi phí lao động rẻ hơn.
Nhờ đó, các nước công nghiệp hóa sau có thể đạt đến trình độ của các nước
công nghiệp hóa trước trong một thời gian ngắn hơn. Khả năng rút ngắn
khoảng cách tụt hậu là một điều khả thi. Thực tế đã có những minh chứng
điển hình. Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan là những
kiểm nghiệm khá hùng hồn cho sự thành công của chiến lược công nghiệp
hóa đúng đắn. Lý thuyết về công nghiệp hóa sau (late industrialisation)
không phải là lý thuyết xa rời thực tế. Tuy nhiên, không ít những trường
hợp mà lý thuyết này đã thất bại.

Một trong những nguyên nhân làm cho lý thuyết này không áp dụng

được chính là cơ chế độc quyền. Một phóng sự gần đây của Đài truyền hình
Trung ương VTV1 về ngành thép đã cho thấy tình trạng ứ đọng tồn kho của
thép sản xuất tại Việt Nam đang lên đến mức đáng lo ngại. Lý do là vì giá
thép nhập khẩu thấp hơn rất nhiều so với giá thép sản xuất trong nước.
Nguyện vọng của ngành thép Việt Nam là chính phủ cần nâng thuế nhập
khẩu thép thành phẩm để bảo hộ ngành thép trong nước. Một nguyện vọng
có vẻ rất chính đáng, nếu chúng ta không thử đặt câu hỏi, vì sao giá thành
của thép trong nước lại luôn luôn cao hơn thép nhập khẩu của nước ngoài.
Những công ty thép nhà nước có điều kiện mua nguyên liệu trong nước với
giá rẻ hơn nhiều so với giá phôi nhập, được cho vay vốn ưu đãi để mua
máy móc thiết bị mới nhất với quy trình công nghệ tiên tiến, vậy điều gì đã
ngăn cản họ nâng cao sức cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng sản
phẩm và giảm giá thành. Nếu ngành thép Việt Nam vẫn tiếp tục muốn được
bảo hộ với mức giá thành cao, ngành xây dựng Việt Nam và người tiêu
dùng Việt Nam là những người sẽ chịu thiệt hại đầu tiên. Cuối cùng, các
khoản giá phí cao dây chuyền sẽ làm suy giảm năng lực cạnh tranh của cả
nền kinh tế Việt Nam.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.