Các thành thị cần mở rộng cửa
B
ây giờ, chúng ta là những người thành thị. Có bao nhiêu người trong
chúng ta không xuất thân từ nông dân? Và đối với những người mà cha ông
từng là nông dân, phải mất bao nhiêu thời gian để họ bén rễ và thực sự trở
thành người dân thành thị, để rồi sẽ không bao giờ - không bao giờ - quay
lại ruộng đồng? Kinh nghiệm của tôi là ba đời. Ông cố của tôi là nông dân
ở Châu Đốc, ông nội tôi ra Vĩnh Long mở tiệm cơm, ba tôi đi dạy học ở
Bạc Liêu và sau đó về Sài Gòn. Mười ba tuổi, tôi từ Bạc Liêu về Sài Gòn
học và ở từ đó đến nay. Nếu tôi còn có chút kỷ niệm về một thời thơ ấu ở
nông thôn, câu cá, mò cua, bắt ếch, bắn chim, chơi dế, chơi cá lia thia, thì
con tôi giờ đây hoàn toàn không biết gì về những điều đó. Quá trình thành
thị hóa của gia đình tôi kéo dài khoảng 80 năm.
Hiện nay, 70% dân số nước ta vẫn còn tập trung ở nông thôn và sinh
sống bằng nghề nông hoặc những nghề có liên quan mật thiết đến nông
nghiệp. Một thế kỷ trước, dân số nông nghiệp nước ta chiếm 90% dân số,
như vậy là trong suốt một thế kỷ, chỉ có khoảng 20% dân số nông thôn
bước ra khỏi ruộng đồng. Nhưng vì dân số nước ta gia tăng mạnh mẽ, trong
một thế kỷ, dân số gia tăng gấp 3,5 lần, như vậy số lượng nông dân làm
nông nghiệp và sống tại nông thôn về số tuyệt đối không giảm mà còn tăng
lên gấp 2,8 lần, trong khi diện tích canh tác lại không tăng theo tỷ lệ tương
ứng, dù có nhiều chương trình khẩn hoang phục hóa thành công. Không
những thế, hiện nay đất nông nghiệp lại đang có xu hướng giảm do tình
trạng đô thị hóa. Ruộng đất vẫn ngày càng phân mảnh, vấn đề đất đai ngày
càng trở nên bức xúc, làm phát sinh những mâu thuẫn, tranh chấp ngày
càng lớn. Mặt khác, năng suất lao động nông nghiệp vẫn thấp, thu nhập
nông dân vẫn rất bấp bênh. Quá nhiều lao động sống trên một mảnh ruộng
nhỏ nên thời gian nông nhàn kéo dài - một cách nói văn hoa để mô tả tình
trạng thất nghiệp trá hình trong nông nghiệp. Và vì có nhiều thời gian rảnh
rỗi, không có việc làm có thu nhập ổn định nên tệ ăn nhậu lại trở nên lan