GIẤC MƠ HÓA RỒNG - Trang 209

Ly nông tất ly hương

V

iệt Nam là một nước nông nghiệp, hiện nay có 66,11% lao động sống

bằng nghề nông. Với dân số nông nghiệp quá đông, năng suất và thu nhập
nông nghiệp thấp không phải là điều đáng ngạc nhiên. Theo thống kê của
World Development Indicators (Chỉ số phát triển thế giới)

(3)

năm 2004, có

đến 57% dân số nông thôn nước ta được xem là sống dưới mức đói nghèo.
Vấn đề phát triển nông thôn, nâng cao mức thu nhập của nông dân, giải
quyết tình trạng khiếm dụng và thất nghiệp trá hình ở nông thôn để giúp
nông dân có cuộc sống sung túc hơn là những vấn đề hết sức bức xúc trong
chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nước ta
đang ráo riết chuẩn bị gia nhập WTO. Tuy nhiên, giải pháp tốt cho những
vấn đề nêu trên không phải là dễ dàng. Nó đòi hỏi một chính sách đúng
đắn, nhất quán với những biện pháp đồng bộ được thực hiện thành công
liên tục trong nhiều thập kỷ. Hãy so sánh nước ta với Thái Lan. Nhiều nhà
kinh tế cho rằng Thái Lan đi trước ta trên tiến trình phát triển khoảng 20
năm (năm 2004, GDP bình quân đầu người của họ cao hơn ta 4,5 lần tính
theo tỷ giá hiện hành và 3 lần nếu tính theo sức mua ngang giá (PPP) - xem
Trần Văn Thọ, Biến động Kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa
Việt Nam
). Nếu nhận xét này đúng, và nếu xem tỷ lệ lao động nông nghiệp
trong tổng số lao động như là một thước đo tiến độ phát triển kinh tế (xét
về mặt chuyển dịch cơ cấu), chúng ta sẽ thấy rằng Thái Lan trong thời gian
20 năm đi trước cũng chỉ thực hiện được một sự chuyển dịch lao động từ
khu vực nông thôn sang các khu vực kinh tế khác khá hơn ta 12% (năm
2004 Việt Nam có 66,11% lao động trong độ tuổi làm việc tại nông thôn
trong khi ở Thái Lan, con số đó là 54,09%). Nhưng mất 20 năm để thực
hiện việc chuyển dịch 12% dân số lao động nông nghiệp sang các khu vực
kinh tế khác cũng không phải là một thành tích tồi. Phải có hơn 4,5 triệu
công ăn việc làm được tạo ra cho dòng người lao động di dân từ nông thôn
ra thành thị trong thời gian hai thập kỷ và dòng người này phải được đào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.