Nông dân Việt Nam thời hội nhập
C
ách đây hơn 20 năm, tình trạng ngăn sông cấm chợ đã chia cắt manh
mún các chợ nông sản của Việt Nam. Hạt lúa, con tôm, con cá, miếng
thịt… không được ra khỏi nơi nó được sản xuất, nếu không đi qua kênh
phân phối của thương nghiệp Nhà nước với giá rẻ “như cho.” Hiện tượng
“hàng đổi hàng” của thời con người chưa phát minh ra tiền tệ, thời Đồ Đá,
xuất hiện phổ biến ở nhiều địa phương, không chỉ ở những làng mạc xa xôi
mà cả ở những thị trấn đông đúc dân cư. Việc nông dân đổi lúa lấy vải ở
các chợ là chuyện thường ngày. Giá cả hàng hóa lại chênh lệch khủng khiếp
giữa các địa phương. Giá một kg sắn lát phơi khô tại thành phố Hồ Chí
Minh cao gấp 10 lần giá tại một huyện vùng Tây Nguyên. Không có chợ,
hàng hóa không có giá, không có cái mà chúng ta gọi là thị trường. Và một
khi không có thị trường nông phẩm, hoặc thị trường quá nhỏ, bị kiểm soát,
bị thu hẹp, bị hạn chế, sản xuất nông nghiệp không thể phát triển được.
Chúng ta đã phải ăn cơm độn sắn trong một thời gian dài trên miền đất từng
xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới vào những năm 30 của thế kỷ trước.
Khi Đổi Mới bắt đầu, tác động đầu tiên mà người nông dân có thể cảm
nhận trực tiếp được đối với cuộc sống của họ là sự biến mất của các trạm
kiểm soát hàng hóa tại ranh giới giữa các quận huyện. Vai trò tiểu thương
của người nông dân được thừa nhận. Nhà nông giờ đây không chỉ được sản
xuất cho cái ăn của chính mình mà còn có thể bán sản phẩm thặng dư để
mua những thứ cần dùng khác nhằm nâng cao mức sống. Sự đổi thay đó rất
quyết định. Cũng với mảnh ruộng ấy, cũng với người nông dân ấy, họ đã
làm ra nhiều lúa hơn, gặt hái nhiều hoa màu hơn, nuôi nhiều tôm cá hơn.
Họ đã có cái để bán ra và được cho phép bán ra. Thị trường nông sản bắt
đầu phát triển. Các chợ nông sản đầu mối tại các thị trấn lớn được xây dựng
với đội ngũ thương nhân ngày càng đông đảo. Điều quan trọng là khi không
còn cấm chợ ngăn sông, mối quan hệ giữa các chợ trong nước được thiết
lập ổn định, hệ thống giá cả thị trường trong nước được hình thành. Việt