không bị cạnh tranh dẫn đến sự xao lãng về đổi mới công nghệ và quy trình
công nghệ. Cuối cùng, đằng sau những khoản đầu tư tốn kém cho các vụ
mùa công nghiệp thay thế nhập khẩu là những rau trái sản phẩm có chất
lượng kém và giá thành cao mà người tiêu dùng trong nước chấp nhận vì
không có sự chọn lựa khác.
Sự điều chỉnh những khuyết tật, thậm chí những cố tật, của các doanh
nghiệp cũ để nâng cao sức cạnh tranh thị trường của chúng sẽ khó khăn hơn
việc xây dựng mới doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nào ngay từ đầu đã
có cung cách làm ăn chính đáng, biết tôn trọng quyền lợi của người tiêu
dùng, biết giữ uy tín của sản phẩm và của thương hiệu, quản trị tài chính
lành mạnh và biết giữ chữ tín trên thương trường chắc chắn sẽ tồn tại và
hơn thế nữa, từ vị trí một nhà sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, họ sẽ trở
thành nhà xuất khẩu, những chiến binh mới trong cuộc chiến kinh tế. Con
số những doanh nghiệp Việt Nam nằm trong danh sách này không hề nhỏ.
Những doanh nghiệp nằm ngoài danh sách chỉ có thể trụ lại trên sàn đấu
nếu thực hiện thành công những cuộc đại phẫu, những cuộc cải tổ lớn làm
thay đổi cơ cấu tổ chức quản trị nhân sự và tài chính, quy trình công nghệ
và trên hết, tạo được một động lực mới: chấp nhận chiến đấu, chấp nhận
cạnh tranh trong một môi trường mới. Không có động lực đó, không thể tồn
tại.
Chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước được hy vọng sẽ
làm được điều này, rất tiếc đã triển khai khá chậm. Đối với khu vực tư
nhân, mỗi doanh nghiệp đều nhận thức được nhu cầu phải đổi mới nhưng
khả năng tự thân chuyển đổi lại rất nhỏ do thiếu nhiều điều kiện về tài
chính và chuyên môn. Trở ngại tâm lý đối với việc cổ phần hóa, đổi mới
cung cách quản lý tại các doanh nghiệp tư cũng giống như các doanh
nghiệp quốc doanh. Không muốn chia sẻ quyền lực, không muốn chia sẻ
lợi nhuận, không muốn công khai minh bạch về tài chính, không muốn mất
đi mối quan hệ thân thích với đứa con thân yêu mang nặng đẻ đau của
mình... là những não trạng sẽ làm chậm tiến trình tái cấu trúc tại các doanh