nền kinh tế. Nhiều nhà máy được đầu tư xây dựng rất tốn kém nhưng hoạt
động không hiệu quả, quản lý kém, chậm đổi mới công nghệ, sử dụng quá
đông lao động năng suất thấp và thiếu chuyên môn. Các nhà máy này
không có năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại trong toàn cầu hóa. Nhưng
chúng lại là những bài toán khó vượt ra ngoài phạm vi kinh tế để trở thành
những vấn đề chính trị xã hội và việc giải quyết chúng trở nên rất phức tạp
và rất đau đầu đến nỗi nó trở thành một trở lực tâm lý của cả cộng đồng.
Đây chính là điểm xuất phát của những phản ứng quyết liệt chống lại toàn
cầu hóa nhân danh bảo vệ công ăn việc làm của người lao động và bảo vệ
nền công nghiệp trong nước.
Trong nhiều thập niên qua, tại các nước đang phát triển ở khắp hành tinh,
với việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, đã có
nhiều doanh nghiệp được xây dựng, nhiều công ăn việc làm được tạo ra,
nhiều sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường trong nước dưới
cái ô bảo hộ công nghiệp nội địa. Giờ đây, toàn cầu hóa xuất hiện như
những đám mây đen ở chân trời, hứa hẹn sẽ trở thành những cơn bão Chan
Chu đe dọa hủy diệt những đồng vốn đầu tư đã bỏ ra, những sản phẩm đã
được sản xuất và cuối cùng, những công ăn việc làm được tạo nên từ những
doanh nghiệp “cậu ấm” nói trên. Những nước đang phát triển bị đặt trước
một quyết định khó khăn và đau đớn: hoặc quay mặt với xu thế hội nhập
kinh tế, hoặc phải thực hiện nhanh chóng một cuộc đại phẫu.
Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Chúng ta cũng có những doanh
nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp quốc doanh, được xây dựng để thực
hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Những doanh nghiệp
này đã có một thời phát triển vàng son dưới chiếc ô bảo hộ. Được hưởng ít
nhiều cơ chế độc quyền, chúng đã lớn mạnh, trở thành những đầu tàu trong
các ngành công nghiệp và dường như bất khả chiến bại. Gần đây, báo chí
trong nước đã tranh luận khá sôi nổi về sự đe dọa hậu WTO đối với hệ
thống bán lẻ trong nước. Có thể sự đe dọa đó là có thật. Những hệ thống
bán lẻ thế giới được tổ chức quản lý tốt hơn và chuyên ngiệp hơn sẽ là
những đối thủ cạnh tranh đáng sợ đối với tiểu thương, mạng lưới cửa hàng