chứ không phải trên cơ sở tài sản thế chấp. Nếu việc tài trợ chỉ có thể dựa
trên tài sản thế chấp, trí tuệ Việt Nam sẽ không có điều kiện để xây dựng
một tương lai ưu thế cho ngành công nghiệp Việt Nam.
Cuối cùng, như một nhà chiến lược kinh tế nhận định: “Một nước phải tự
tổ chức để cạnh tranh, nhưng nó cũng phải có một chỗ để tiếp cận thị
trường tương đối dễ dàng”, sản phẩm của ngành công nghiệp có ưu thế của
chúng ta cũng cần được tạo điều kiện tốt ngang bằng với các nước khác
trong việc thâm nhập thị trường các nước lớn. Từ nay, các nhà ngoại giao
của chúng ta cũng cần phải là những nhà tiếp thị không mệt mỏi cho các
sản phẩm made in Vietnam.
Công nghiệp hóa không hề là một con đường bằng phẳng. Nhưng đó là
con đường cơ bản để đi đến cường thịnh. Các ngành công nghiệp Việt Nam
phải là đầu tàu lôi kéo sự phát triển của các khu vực kinh tế khác, giải
quyết vấn đề lao động tại các thành thị và dòng nhập cư lao động đến từ
nông thôn, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập bình quân đầu người
của cả nền kinh tế. Trong cuộc chiến đấu cho tồn tại và phát triển, các
ngành công nghiệp Việt Nam không được thất bại.
Xuân 2000