Thanh toán nội vùng ASEAN:
Một bài toán khó
P
hương án sử dụng đồng nội tệ tại các nước ASEAN vào việc thanh
toán ngoại thương giữa các nước này là sáng kiến đáng biểu dương. Trong
khi cơn bão tài chính khu vực đang nhấn chìm đồng nội tệ trong mối quan
hệ với đô la Mỹ, biện pháp này giống như một chiếc phao cứu sinh.
Mục tiêu kỹ thuật của biện pháp này rất đơn giản. Nếu đồng nội tệ được
sử dụng để thanh toán đối ngoại, nhu cầu trước mắt về đô la Mỹ sẽ giảm
ngay và góp phần ngăn chặn sự sụt giá của nội tệ. Mặt khác, khi có thể sử
dụng chính đồng tiền của mình để mua hàng của nước bạn, mỗi nước sẽ
chủ động trong việc nhập khẩu hàng hóa và sự phụ thuộc vào dự trữ đô la
Mỹ để nhập khẩu của mỗi nước sẽ giảm đáng kể. Nói cách khác, khối
lượng ngoại thương của các nước ASEAN, với biện pháp này, sẽ có thể tiếp
tục duy trì và phát triển mà không cần tới đồng đô la Mỹ. Trong tương lai,
các quan hệ thanh toán sẽ không chỉ giới hạn trong phạm vi song phương
mà có thể mở ra đa phương giữa các nước khối ASEAN. Một động lực thúc
đẩy phát triển ngoại thương và kinh tế của tự thân ASEAN sẽ được hình
thành, bằng chính nội lực và ý thức kỷ luật trong điều hành chính sách tiền
tệ của mỗi nước. Các nước ASEAN sẽ đoàn kết, gắn bó và tin tưởng vào
nhau hơn. Người ta cũng đang nói đến đồng tiền chung khu vực theo kinh
nghiệm của EU. Tuy còn rất xa mới đạt đến tình trạng trật tự và ổn định
tiền tệ khu vực, nhưng niềm lạc quan có được trong cơn bão táp như thế
này là dấu hiệu chứng tỏ các nước ASEAN sẽ sớm vượt qua vùng biển
sóng gió để đến bến bờ phẳng lặng và thịnh vượng hơn.
Tuy nhiên, các vấn đề kỹ thuật liên quan đến việc triển khai phương án
nói trên không hề đơn giản. Nói sử dụng nội tệ mỗi nước, nhưng đằng sau
mỗi đồng nội tệ đều sừng sững cái bóng của đô la Mỹ.