doanh nghiệp thực hiện việc hiện đại hóa công nghệ hướng tới mục tiêu
tăng cường lợi thế cạnh tranh. Việc tiếp nhận công nghệ mới sẽ trở nên vô
ích nếu sản phẩm được chế tạo từ quy trình công nghệ đó gánh chịu chi phí
cao hơn. Có một nguyên tắc được xác lập: ai có thể tạo ra sản phẩm rẻ hơn
từ một quy trình công nghệ thì có thể giành lấy công nghệ đó từ người phát
minh.
Việc hiện đại hóa công nghệ của một nước cần những quyết định kiên
quyết và đau đớn: giải thể những xí nghiệp không còn đủ sức cạnh tranh do
máy móc thiết bị quá lạc hậu và phí tổn sản xuất quá cao. Đây không phải
là quyết định dễ dàng vì phải giải quyết hàng loạt các vấn đề phát sinh như
làm thế nào thay thế các xí nghiệp cũ bằng các xí nghiệp hiện đại hơn, thu
nhận số công nhân vừa mất việc vào các xí nghiệp mới hoặc vào các ngành
khác, tổ chức đào tạo, huấn luyện kỹ năng cho họ. Tuy nhiên, đây là điều
không thể không làm, nếu muốn xây dựng lợi thế cạnh tranh cho đất nước.
Lao động có kỹ năng sẽ là một lợi thế về lâu dài, một lợi thế có tính
quyết định. Thiếu lao động có kỹ năng dẫn tới không có người sử dụng
thiết bị máy móc công nghệ cao, đồng vốn dành cho đầu tư công nghệ cao
sẽ bị lãng phí, kết quả là phí tổn sản xuất của doanh nghiệp sẽ lớn và cuối
cùng doanh nghiệp sẽ bị loại dưới sức ép của cạnh tranh. Trong tương lai,
doanh nghiệp thắng cuộc sẽ là doanh nghiệp có chính sách nhân sự tốt, biết
đào tạo và thu hút nhân tài. Tuy nhiên, chính sách này cũng có nhược điểm:
sử dụng lao động có kỹ năng cao phải trả lương cao, điều này làm tăng phí
tổn sản xuất hoặc làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Ở đây, lại một lần
nữa, doanh nghiệp thắng cuộc sẽ là doanh nghiệp giải quyết được mâu
thuẫn đó trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa các cổ đông và người lao động
hướng tới mục tiêu chung là xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các nước đang phát triển có một lợi thế: mức lương của lao động có kỹ
năng cao của họ thường thấp hơn mức lương tương tự tại các nước công
nghiệp hay mới công nghiệp hóa. Nhưng ưu thế này cũng không trọn vẹn.
Tình trạng chảy máu chất xám từ các nước nghèo liên tục xảy ra trong khi
hệ thống giáo dục đại học của họ không cung ứng đủ lực lượng lao động có