Nông nghiệp Việt Nam trên con đường
hội nhập (1)
T
rên tiến trình toàn cầu hóa, các nước đã phát triển thường có xu hướng
chậm dỡ bỏ những biện pháp bảo vệ và hỗ trợ nền nông nghiệp của mình
hơn là những nước đang phát triển. Số liệu thống kê của 16 nước công
nghiệp phát triển (OECD) cho thấy tổng số tiền họ đã trợ cấp cho sản xuất
và xuất khẩu nông phẩm cũng như thu từ việc thiết lập các rào cản thuế
quan cho nông phẩm nhập khẩu trong năm 2001 lên đến 230,7 tỷ đô la,
trong số này, riêng Mỹ là 49 tỷ đô la, Nhật 47,2 tỷ đô la và Hàn Quốc 16,8
tỷ đô la.
Chính sách bảo hộ nông nghiệp của OECD cho thấy tuy trình độ công
nghiệp hóa nông nghiệp và năng suất lao động của họ rất cao (2 triệu nông
dân Mỹ sản xuất một số lượng lương thực bằng 370 triệu nông dân Trung
Quốc), một số không nhỏ sản phẩm nông nghiệp của họ vẫn không thể
cạnh tranh với các nông phẩm cùng loại của các nước nông nghiệp đang
phát triển, lý do chính là vì yêu cầu về mức thu nhập bình quân của nông
dân các nước OECD lớn hơn rất nhiều đồng nghiệp của họ tại các nước
đang phát triển, dẫn đến giá nông phẩm của họ cao hơn trên thị trường.
Những phán quyết của chính quyền Mỹ liên quan đến các vụ kiện chống
bán phá giá cá ba sa, tôm nuôi vào thị trường Mỹ của các nhà xuất khẩu
Việt Nam và các nước đang phát triển khác phản ánh rõ rệt chính sách bảo
hộ nông nghiệp của các nước công nghiệp phát triển. Họ vẫn muốn tiếp tục
duy trì một lực lượng nông dân, dù nhỏ, và một nền nông nghiệp tiên tiến,
dù phải trả một cái giá cao về kinh tế lẫn ngoại giao.
Điều này cũng cho thấy, nông dân Việt Nam không có gì phải sợ hãi trên
bước đường hội nhập. Nông nghiệp Việt Nam đang được cải thiện cơ sở hạ
tầng, được cung cấp con giống cây giống tốt, nông dân đang được nhận
chương trình giáo dục khuyến nông thực tế... Đây là những sự giúp đỡ gián