Tín dụng và vai trò của doanh nhân
H
ãy tưởng tượng một xã hội đang vận hành bình thường, đột nhiên vì
lý do nào đó mọi người trong cộng đồng quyết định tuân thủ tuyệt đối
nguyên tắc theo đó không ai được nợ ai và không ai được cho ai nợ.
Nguyên tắc này ban đầu có vẻ rất hợp lý và phù hợp với các chuẩn mực đạo
đức thông thường. Tuy nhiên, khi tất cả mọi người trong xã hội thực hiện
nguyên tắc này, những hậu quả không lường trước đã xảy ra. Trước hết, hệ
thống ngân hàng sẽ không còn tồn tại. Các ngân hàng đóng cửa vì ai cũng
rút tiền khỏi ngân hàng, và ai cũng mang tiền đến trả ngân hàng. Các xí
nghiệp cũng ngưng hoạt động. Không ai sẵn sàng làm việc cho xí nghiệp vì
không muốn cho xí nghiệp nợ thời gian và công lao động của mình. Các
công ty cũng sẽ chấm dứt sự hiện hữu, không phải vì bị phá sản, mà vì một
sự thanh lý tự nguyện: những cổ đông công ty rút vốn lại. Các công ty bảo
hiểm hoàn lại tiền cho khách hàng, hệ thống bảo hiểm sụp đổ và kéo theo
sự tan rã của hệ thống an sinh phúc lợi xã hội. Chính phủ chấm dứt việc
phát hành trái phiếu và thu hồi các trái phiếu đã phát hành. Cuối cùng là cái
chết của tiền giấy (tờ giấy nợ của Ngân hàng Trung ương) và các loại tiền
không mang theo giá trị vật chất nội tại. Ngân hàng Trung ương thu hồi tiền
giấy và không phát hành ra nữa, không ai còn muốn sử dụng. Thương mại
suy thoái thành hình thức hàng đổi hàng và sau đó sẽ không còn tồn tại vì
không còn sản phẩm trao đổi.
Nền kinh tế quay về tình trạng tự cung tự cấp. Mỗi người chỉ làm việc
cho mình để thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Cuộc sống sẽ bị đẩy xuống
nấc thang thấp nhất: tìm cái ăn để không đói và tìm cái uống để không khát,
mỗi người chỉ lo cho sự tồn tại của mình. Mối quan hệ gia đình không còn
cần thiết vì nó đi ngược lại nguyên tắc không ai nợ ai. Người này không thể
cưu mang người khác, và không còn biết đến khái niệm dành dụm cho thế
hệ kế tiếp. Sinh con và nuôi dạy chúng cho nên người cũng là hình thức
đầu tư cho tương lai và vì đầu tư cho tương lai có nghĩa là cho tương lai