GIẤC MƠ HÓA RỒNG - Trang 402

vay nên nó không được thừa nhận trong xã hội nói trên. Khi viên gạch nền
tảng của xã hội loài người là gia đình bị tan vỡ, cấu trúc xã hội cũng bị
phân rã theo. Chúng ta có thể thấy trước tương lai của xã hội đó: sau một
thời gian, nó biến mất.

Trên thực tế, không có sự tồn tại của một xã hội không có nợ. Nợ chính

là mối dây liên kết con người với xã hội mà nó đang sống. Nợ được hình
thành dựa trên nguyên lý nền tảng của xã hội: mỗi người vì mọi người, mọi
người vì mỗi người. Nợ thể hiện sự hợp tác lao động, trí tuệ, thời gian tích
lũy được giữa những cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và giúp con
người sử dụng được nhiều hơn lao động, thời gian, tài nguyên thiên nhiên
nhằm tạo thêm những lợi ích mới cho con người và xã hội: an toàn nhiều
hơn, sự thỏa mãn nhu cầu lớn hơn trong tương lai.

Nợ dựa trên niềm tin, có thể nói khối lượng nợ trong một nền kinh tế là

hàm số của sự tín nhiệm cá nhân và cộng đồng trong nền kinh tế đó. Nợ
còn là động lực của phát triển. Thống kê cho thấy, một nền kinh tế phát
triển có tổng số nợ hiện hành lớn hơn con số tương tự của một nền kinh tế
kém phát triển, dù dân số có ít hơn. Tuy nhiên, tính tích cực của nợ tùy
thuộc vào bản chất tạm thời của nó; nợ phải có thời hạn, và vào một nguyên
lý của Tự nhiên: nợ có vay có trả. Như vậy, nợ, với tư cách là động lực của
phát triển, phải lành mạnh, an toàn và đặc biệt là phải sinh lợi, nếu không
cuộc khủng hoảng về nợ - có quá nhiều các khoản nợ đến hạn không trả
được - trong một nền kinh tế có thể dẫn đến những hậu quả tai hại cho nền
kinh tế đó, tương tự những hậu quả mà chúng ta đã tưởng tượng trong một
xã hội không có nợ. Chính yêu cầu này của xã hội đã làm phát sinh một
tầng lớp chuyên nghiệp: những người chuyên sử dụng các khoản nợ và làm
nó sinh lợi, những doanh nhân.

Không phải ai trong chúng ta cũng có đủ dũng khí và tài năng đứng ra

vay nợ với một niềm xác tín rằng mình sẽ hoàn trả nợ đúng hạn kỳ và trong
quá trình sử dụng nó, mình sẽ làm cho nó sinh lợi không những đủ để trả lãi
cho chủ nợ mà còn thừa ra để bồi dưỡng hợp lý công sức của mình và
những người khác được mình huy động trong thời hạn sử dụng khoản nợ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.