Muốn phát triển phải có ý chí phát triển
S
ống giữa những nước nghèo không phải là điều thích thú, nhưng sống
giữa những nước đang làm giàu nhanh chóng cũng gây ra sức ép tâm lý rất
khó chịu và căng thẳng. Nó buộc ta phải luôn luôn gắng sức nếu không
muốn ngày càng tụt hậu xa hơn. So với các nước xung quanh - những con
rồng và những con cá sắp sửa hóa rồng - Việt Nam đang bị tụt hậu hàng
mấy thập kỷ. Để có thể bắt kịp họ, người dân Việt phải chấp nhận sống cần
kiệm trong một thời gian dài đồng thời nỗ lực hết sức để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Trong nhiều năm, chúng ta không thể tự cho phép bị sa vào
cái bẫy mãn nguyện, cái khoảnh khắc thở phào nhẹ nhõm khi trở về nhà
vào chiều thứ Bảy với đồng lương trên tay sau một tuần lao động vất vả,
muốn đi nhậu thật say để quên đi cả tuần lễ dài cực nhọc đang chờ ta phía
trước.
Nhiều thế hệ Việt Nam - bây giờ và sắp tới - sẽ không được quyền có cái
“thở phào nhẹ nhỏm” và “đi nhậu thật say” đó. Nhiều thế hệ sẽ phải cố
gắng liên tục. Trong nhiều năm, tất cả mọi người đều phải sống hướng về
tương lai và tự giác quên đi những hưởng thụ của hiện tại. Đó là điều mà
các nhà kinh tế gọi là “ý chí phát triển”. Ý chí phát triển chính là thách thức
lớn nhất và khó khăn nhất cho cộng đồng dân tộc Việt trên con đường đi
đến cường thịnh. Nó đòi hỏi ta phải sống dè sẻn hơn trong khi ta cảm thấy
ngày càng giàu hơn. Cả một cộng đồng dân tộc, trong rất nhiều năm, sẽ
phải được giáo dục và làm gương để sống dè sẻn. Nhưng không phải dễ
dàng sống dè sẻn khi mọi người cảm thấy giàu lên, và cảm thấy cần được
hưởng thụ nhiều hơn. Sống dè sẻn trước hết phải là một kỷ luật cộng đồng -
được biến thành luật pháp - sau đó mới có thể trở thành thái độ tự giác của
mỗi người. Trong xã hội ngày càng giàu, bắt buộc sống dè sẻn là một
nghịch lý nhưng là nghịch lý cần thiết, vì nếu không dè sẻn để tích lũy cho
đầu tư mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm dần và nguy cơ tụt hậu là
không tránh khỏi. Trong nhiều năm, chúng ta phải cố gắng duy trì một tỷ lệ