Hãy nhen lên chất lửa trong bộ máy hành
chính
M
ột bộ máy hành chính năng động, hiệu quả, với những người công
chức tài giỏi, thanh liêm, sẵn sàng phục vụ người dân hết lòng, hết trách
nhiệm của mình phải chăng là một ảo tưởng không hề có trong thực tế?
Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, và hầu như ở bất cứ quốc gia
nào, bộ máy hành chính, ở những mức độ nhiều ít khác nhau, cũng đều
cồng kềnh (nhiều phòng, nhiều sở, nhiều quan chức), mang nặng tính quan
liêu (hống hách, cửa quyền) và thường xuyên chậm chạp trong việc giải
quyết các yêu cầu của người dân (dân cần nhưng quan không vội). Bộ máy
hành chính giống như một cỗ xe chỉ có hệ thống thắng mà không có hệ
thống ga, hoặc hệ thống ga không hoạt động được. Và vì đây là một cỗ xe
khổng lồ, nên sức ì của nó rất lớn. Nó trở thành vật cản khó vượt trên con
đường phát triển kinh tế của một nước. Theo một báo cáo của Liên Hiệp
Quốc, hàng năm, hậu quả của việc bộ máy hành chính liên tục đạp thắng
đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư… của các doanh nghiệp
đã làm lãng phí từ hàng tỷ đến hàng chục tỷ đô la cho mỗi nước, tùy quy
mô nước lớn hay nhỏ. Đó là chưa kể đến những thiệt hại hàng chục tỷ đô la
khác do nạn tham nhũng hoành hành.
Nhiều chuyên gia về vấn đề hành chính đã nhận xét rằng, xuất phát từ
quan điểm hình thành bộ máy hành chính là nhằm thực hiện việc giám sát
và quản lý, nên tính chất ngăn chặn trở thành một thuộc tính khó thay đổi
của bộ máy hành chính. Thuộc tính này được truyền đạt một cách tự nhiên
cho những thành viên của bộ máy, những người biết rằng quyền lực của họ
xuất phát từ thái độ từ chối làm một việc lẽ ra họ phải làm. Để giữ lấy
quyền lực đó, họ cần đủ khôn khéo chuyển quả bóng trách nhiệm giải quyết
vụ việc sang người khác hoặc sang bộ phận khác. Tình trạng đùn đẩy trách
nhiệm trở thành một thuộc tính thứ hai của bộ máy hành chính. Những