GIẤC MƠ HÓA RỒNG - Trang 60

dài và nợ đóng băng tại các xí nghiệp quốc doanh lẫn tư doanh. Theo một
báo cáo mới đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về tình hình kinh tế Việt
Nam, có đến 60% các doanh nghiệp quốc doanh bị lỗ, trong đó có 16%
thua lỗ triền miên. Tình trạng các xí nghiệp tư doanh cũng không khá hơn.
Trong năm 1998 và sáu tháng đầu năm 1999, đã có hàng ngàn xí nghiệp
vừa và nhỏ thua lỗ phải đóng cửa, trả giấy phép, nhiều xí nghiệp tư doanh
lớn phải giảm số lượng công nhân, hoạt động cầm chừng. Trong khu vực
nông nghiệp, mặc dù năng suất, sản lượng có tăng nhưng giá nông phẩm lại
rất bấp bênh khiến thu nhập bình quân của nông dân năm 1998 tính theo đô
la Mỹ không tăng so với năm 1997. Mặc khác, tiến trình cơ giới hóa nông
nghiệp đã làm tăng số lao động dư thừa ở nông thôn và việc chậm thực hiện
các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cùng với tình hình giảm sút đầu tư trong
công nghiệp đã làm mất đi cơ hội có được công ăn việc làm của số người
đến tuổi lao động tại các thành thị.

Do mục tiêu kiềm chế lạm phát, chính sách tiền tệ đã phản ứng chậm so

với yêu cầu của tình hình kinh tế trong việc nới lỏng các biện pháp thắt chặt
trước đây. Biện pháp hạ lãi suất mãi cho đến năm 1999 mới bắt đầu triển
khai, nhưng cũng còn quá cao so với tình hình suy thoái kinh tế, khiến mức
lãi suất tín dụng hiện nay lên đến gần 8%/năm. Mặt khác, tình trạng nợ quá
hạn tại các doanh nghiệp đã khiến tín dụng ngân hàng giảm mạnh từ năm
1998. Do đó, tuy trần lãi suất cho vay có giảm, khả năng mở rộng tín dụng
cho các doanh nghiệp nên rất thấp, nếu không có các biện pháp cơ cấu lại
các khoản nợ của doanh nghiệp và cơ cấu lại chính các doanh nghiệp đang
mắc nợ. Việc áp dụng thuế giá trị gia tăng từ đầu năm 1999 tuy về cơ bản là
đúng đắn nhưng thời điểm áp dụng tỏ ra không thích hợp. Áp lực về thuế
khiến nhiều doanh nghiệp có mức lợi nhuận sát vùng biên đã chuyển sang
tình trạng lỗ lã và phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cũng không thể không nói đến ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng tiền tệ

tài chính tại một số nước châu Á. Tình trạng suy thoái ở các nước này
khiến sản phẩm giá rẻ của họ dễ dàng tràn sang biên giới, đánh bại hàng nội
địa ngay trên thị trường trong nước. Thêm vào đó, trước viễn cảnh kinh tế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.