không thể nào tưởng tượng giữa Đức và Pháp lại có thể có chiến
tranh. Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục tồn tại, nó có lợi cho kinh tế
và chính trị châu Âu, nó sẽ phát triển tiếp. Một số người cho rằng
nó sẽ phát triển liên bang, nhất định sẽ có ngày châu Âu trở thành
một quốc gia như nước Mỹ. Nhưng tôi nghi ngờ khả năng đó. Tôi
đánh giá tốt sự phát triển của Liên minh châu Âu nhưng tôi không
cho rằng nó sẽ phát triển thành một quốc gia liên bang”.
Tiến trình thống nhất Liên minh châu Âu còn lạc quan hơn dự
kiến của các nhà chính trị. Ngày 3 tháng 11 năm 2009, Liên minh
châu Âu thông qua “Hiệp ước Lisbon” . Sau đó không lâu họ lại bầu
ra “Tổng thống” và “Bộ trưởng Ngoại giao”. Một “chuẩn quốc gia
Liên minh châu Âu” đã xuất hiện trước mắt thế gian.
Nếu nói rằng mối quan hệ giữa các nước lớn châu Âu trải qua
sự chuyển biến lịch sử từ cạnh tranh chiến tranh đến liên minh
hợp tác, xây dựng một quốc gia thống nhất; nếu nói rằng Liên
minh châu Âu là một sáng tạo vĩ đại đầu tiên của cuộc cạnh tranh
nước lớn sau Thế chiến II, thế thì cuộc cạnh tranh chiến lược
Trung Quốc - Mỹ trong 50 năm tới sẽ là sáng tạo thứ hai, tức sáng
tạo mô hình văn minh mới của cuộc cạnh tranh nước lớn. Sự sáng tạo
mô hình mới của cạnh tranh chiến lược Trung Quốc - Mỹ sẽ càng vĩ
đại hơn sự sáng tạo Liên minh châu Âu. Bởi lẽ Liên minh châu Âu là
một liên minh “đồng chất”, là sự sáng tạo mối quan hệ quốc gia
có chế độ xã hội và hình thái ý thức tương đồng, là sáng tạo trong
phạm vi khu vực châu Âu, có tính hạn chế của nó. Nhưng việc sáng
tạo thành công mô hình mới cạnh tranh chiến lược Trung Quốc -
Mỹ lại là hai quốc gia có chế độ xã hội và hình thái ý thức khác
nhau về chất; hai nước tiến hành sự sáng tạo có ý nghĩa toàn cầu
sâu xa trên vị trí chiến lược của quốc gia quán quân và quốc gia
quán quân tiềm tại. Sáng tạo này tất sẽ là một cống hiến vĩ đại