bá quyền. Ý nghĩa của việc Trung Quốc trở thành quốc gia lãnh tụ
thế giới là ở chỗ nó chấm dứt mối liên hệ huyết thống giữa
quốc gia lãnh tụ với quốc gia bá quyền và làm nên kỳ tích quốc
gia lãnh tụ không phải là quốc gia bá quyền, mở ra một thời đại
mới trong lịch sử thế giới có quốc gia lãnh tụ mà không có quốc
gia bá quyền.
Quốc gia dân chủ không phải là quốc gia “không lãnh tụ”, mà là
quốc gia nơi chế độ dân chủ sinh ra lãnh tụ, là quốc gia sinh ra
lãnh tụ dân chủ. Thế giới dân chủ, thế giới đa cực hóa cũng không
phải là thế giới không có “quốc gia lãnh tụ”, mà là thế giới không
có “quốc gia bá quyền”. Cái mà thế giới dân chủ cần là “quốc
gia lãnh tụ” không xưng bá. Thế giới đa cực hóa càng cần “quốc
gia lãnh tụ” có thể làm cho thế giới hòa hợp với nhau. Bởi vậy, dù là
quốc gia dân chủ hay thế giới dân chủ đều cần có lãnh tụ, chỉ có
điều vị lãnh tụ ấy sinh ra một cách dân chủ, là lãnh tụ dân chủ cao
độ, chứ không phải là lãnh tụ kiểu quân chủ.
Bao giờ Trung Quốc có thể trở thành quốc gia lãnh tụ của thế
giới, có thể đi lên cương vị lãnh đạo - dĩ nhiên điều đó Trung Quốc
phải lượng sức mà làm, cần một quá trình; cho dù đã làm người
cầm lái thì cũng phải liên hợp mọi người cùng lái. Nếu vì nhiệm vụ
cầm lái nặng nề mà căn bản từ bỏ mục tiêu lớn Trung Quốc làm
“quốc gia lãnh tụ”, mãi mãi chỉ đáp con thuyền lớn do người Mỹ
cầm lái, - trên thực tế như vậy là thiếu lòng tự tin, cũng là thiếu
chí tiến thủ.
Trung Quốc mãi mãi không xưng bá, Trung Quốc quyết không
làm kẻ đứng đầu - đây là một tư tưởng chiến lược tinh túy. Song
phải hiểu một cách biện chứng về tư tưởng “không làm kẻ đứng
đầu”. Bởi lẽ kẻ “đứng đầu” thế giới trước đây đều là bá chủ, làm
kẻ đứng đầu tức là làm “bá chủ”, đứng đầu nghĩa là xưng bá, dĩ
nhiên mãi mãi không thể làm kẻ “đứng đầu” như thế. Trước kia có