Nhằm thực thi chiến lược vượt Anh đuổi Mỹ, Mao Trạch Đông
phát động phong trào “Đại Nhảy Vọt”. Trong hội nghị Nam Ninh hồi
đầu năm 1958, ông nói: “Tôi không tin là xây dựng lại khó hơn đánh
trận?”.
“Đại Nhảy Vọt” không thực hiện được mục tiêu vượt Anh đuổi Mỹ,
ngược lại làm cho kinh tế Trung Quốc đình trệ và tụt lùi. Giấc
mộng “Đại Nhảy Vọt” bị thất bại, nhiều người chết một cách
không bình thường, tỷ trọng GDP của Trung Quốc trong tổng lượng
GDP thế giới từ 5,46% năm 1957 tụt xuống 4,01% năm 1962, thấp
hơn cả mức năm 1950 (4,59%). Do đó tình cảm xúc động của Mao
Trạch Đông trong thực tiễn trở nên lý trí và bình tĩnh. Ngày 13 tháng
1 năm 1961, Mao Trạch Đông nói tại Hội nghị công tác Trung ương:
“Bây giờ nhìn lại, thấy xây dựng chủ nghĩa xã hội không được vội
quá như thế. Vội quá thì làm không được việc, càng vội thì càng làm
không được, chẳng bằng chậm một chút, phát triển tiến lên theo
kiểu làn sóng. Điều đó giống như người đi đường, đi một quãng
phải nghỉ một lúc. Quân đội trong hành quân có nghỉ lớn, nghỉ nhỏ,
kết hợp làm và nghỉ, có làm có nghỉ. Giữa hai chiến dịch cũng phải
nghỉ để chỉnh đốn”.
Về sau, hôm 30 tháng 1 năm 1962, trong Hội nghị công tác
Trung ương mở rộng, Mao Trạch Đông phát biểu tổng kết bài học
của “Đại Nhảy Vọt” như sau: “Nói về việc xây dựng nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa lớn mạnh tại Trung Quốc, 50 năm chưa được, có thể
cần 100 năm hoặc thời gian nhiều hơn. Sự phát triển chủ nghĩa tư
bản kể từ thế kỷ XVII tới nay đã hơn 360 năm. Muốn xây dựng
nền kinh tế xã hội chủ nghĩa lớn mạnh ở Trung Quốc, tôi ước tính
cần bỏ ra hơn 100 năm. Trung Quốc người đông, nền tảng mỏng,
kinh tế lạc hậu, muốn phát triển mạnh sức sản xuất, muốn đuổi
kịp và vượt các nước tư bản tiên tiến nhất trên thế giới, tôi thấy
không có thời gian hơn 100 năm là không được. Có thể chỉ cần vài