GIẤC MƠ TRUNG QUỐC - Trang 22

chục năm, thí dụ có người nghĩ là 50 năm là có thể làm được điều
đó. Nếu quả nhiên như thế thì ơn trời ơn đất, không thể có gì tốt
hơn. Nhưng tôi khuyên các đồng chí chịu khó nghĩ nhiều hơn về
các khó khăn, vì vậy hãy thiết tưởng thời gian lâu dài hơn một chút.
Ba trăm mấy chục năm xây dựng nên nền kinh tế tư bản lớn
mạnh; ở nước ta, trong ngoài 50 năm tới, trong ngoài 100 năm là thời
đại vĩ đại chế độ xã hội trên thế giới triệt để biến đổi, là một thời
đại long trời lở đất, bất cứ thời đại lịch sử nào trong quá khứ đều
không thể sánh được. Cần chuẩn bị rút kinh nghiệm từ các thất bại
và trục trặc gây ra bởi tính mù quáng, qua đó giành lấy thắng lợi
cuối cùng. Xuất phát từ điểm đó, giả định thời gian lâu dài hơn một
chút là có nhiều cái lợi, ngược lại giả định thời gian ngắn hơn là có
hại”.

Lộ trình vượt Anh đuổi Mỹ: “Đại Nhảy Vọt”

Trung Quốc muốn đuổi và vượt Mỹ tất phải “Đại Nhảy Vọt” -

đây là ý tưởng kiên định của Mao Trạch Đông. Năm 1949, thu nhập
bình quân đầu người Trung Quốc bằng 27 USD, lúc ấy thu nhập
bình quân đầu người của châu Á là 44 USD. Thu nhập bình quân
đầu người Trung Quốc năm 1952 chỉ tương đương 2,3% thu nhập
bình quân đầu người của Mỹ. Có thể thấy muốn đuổi và vượt Mỹ,
Trung Quốc tất phải “Đại Nhảy Vọt”.

Cuộc Đại Nhảy Vọt của Trung Quốc hồi cuối thập niên 50 thế

kỷ XX để lại bài học đau xót. Thế nhưng sự thất bại của mô hình
“Đại Nhảy Vọt” xác định trong một thời kỳ lịch sử đặc biệt không có
nghĩa là không thể tiến hành bất cứ hình thức “Đại Nhảy Vọt” nào.

Ngày 13 tháng 2 năm 1964, khi duyệt bản thảo Báo cáo công tác

của chính phủ tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa III của Chu Ân
Lai, Mao Trạch Đông có viết thêm một đoạn như sau: “Chúng ta
không thể đi con đường cũ phát triển kỹ thuật của các nước trên thế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.