các đại lục khác trên trái đất đều có những quốc gia hoặc lãnh thổ
dùng tiếng Bồ Đào Nha làm ngôn ngữ thứ nhất hoặc thứ hai. Đế
quốc Bồ Đào Nha từng đứng trên trái đất như một người khổng
lồ, chiều ngang trải qua 140 độ kinh, chiều dọc trải qua 70 độ vĩ;
Ấn Độ dương, biển A Rập, một dải Nam Hải hầu như trở thành “ao
nhà” của Bồ Đào Nha. Thời ấy một nhà thơ Bồ Đào Nha kiêu hãnh
nói: “Ta là Bồ Đào Nha, ta lớn hơn cả thế giới này!”. Đó chính là
khí phách “Ta lớn hơn cả thế giới”, làm cho Bồ Đào Nha trở thành
“nhất thế giới” đầu tiên trên sân khấu quốc tế cận đại.
Người Hà Lan “nước nhỏ làm nên sự nghiệp lớn” có một bức họa
“Nữ thần Amsterdam”. Trong bức họa này, nữ thần Amsterdam đặt
tay lên mô hình quả địa cầu. Bức tranh ấy dự kiến nước nhỏ Hà
Lan ôm cả thế giới vào trong lòng mình, coi trái đất như một thứ
đồ chơi trong tay. Khi là một nước lớn trỗi dậy, cả nước Hà Lan chỉ
có chừng 1,7 triệu dân, thế mà trên vũ đài thế giới thế kỷ XVII Hà
Lan một mình nổi sóng gió sáng tạo nên một thời đại hoàng kim.
Nhà văn nổi tiếng người Nga Dostoevsky
từng nói: “Một dân
tộc thực sự vĩ đại mãi mãi không thèm đóng vai trò thứ yếu trong
nhân loại, thậm chí chẳng thèm làm vai trò hàng đầu mà nhất định
đóng vai trò độc nhất vô nhị”. De Gaulle
có một danh ngôn:
“Nếu nước Pháp không vĩ đại thì không trở thành nước Pháp”. Ông
cho rằng đặc điểm của nước Pháp là vĩ đại, tính cách của nước Pháp
là vĩ đại, mục tiêu của nước Pháp cũng vĩ đại. Vĩ đại là “tín ngưỡng
quốc gia” và “chí hướng quốc gia” của nước Pháp.
Dựng nước hai trăm năm nay, nước Mỹ luôn tiến lên trong tiếng
hô “hình mẫu của thế giới”, “quốc gia lãnh đạo”, “thế kỷ Mỹ”.
Cạnh tranh là thiên tính của loài người, sự cạnh tranh giữa các
quốc gia là thiên tính của các quốc gia. Yếu tố cần nhất cho
cạnh tranh là tự tin, có tự tin mới có thể tự cường. Quốc gia mạnh