đảng Cộng sản Trung Quốc trước kia nữa, chính sách đảng này thi
hành cũng không hoàn toàn phù hợp với lý thuyết trình bầy trong
các sách kinh điển Mác - Lê”. “Trung Quốc là một nước lớn tầm cỡ
châu lục, xét về diện tích và số dân, Trung Quốc có ưu thế hơn
Mỹ và Ấn Độ. Chế độ dân chủ phương Tây cổ xúy xưa nay chưa bao
giờ thực sự được vận hành có hiệu quả và mọc mầm bén rễ tại một
vùng đất rộng lớn và đông dân như vậy. Trong tương lai Trung
Quốc sẽ dùng phương thức của mình để thực hiện nền dân chủ”.
“Thể chế chính trị của Trung Quốc rất độc đáo, chính phủ rất ít
trải qua quá trình chia sẻ quyền lực với các lực lượng chính trị khác,
luôn luôn tập trung cao độ, chính sách có tính liên tục hiếm thấy,
khi gặp nguy cơ và đột biến họ có thể nhanh chóng điều chỉnh
phương hướng phát triển”. “Thể chế chính trị Trung Quốc chẳng
những có tính liên tục lịch sử phi phàm mà còn có năng lực đổi mới
xuất sắc. Từ năm 1949 tới nay, trong khi tiếp tục thực hành
truyền thống chính trị của mình, Trung Quốc đồng thời đã trải
qua cả thảy hai lần tự cải tạo lớn: đầu tiên là đảng Cộng sản Trung
Quốc do Mao Trạch Đông lãnh đạo thai nghén được một nhà nước
mới, sau đó là trong thời đại cải cách, quốc gia này lại có được cuộc
đời mới và được phục hưng. Từ nay về sau, nhiệm vụ nặng nề tiếp
tục cải cách vẫn do đảng Cộng sản gánh vác”. “Trong một thời gian
rất dài sau này, Trung Quốc vẫn là quốc gia do đảng Cộng sản
thống trị. Đảng Cộng sản Trung Quốc khác với đảng Cộng sản Liên
Xô, họ sẽ không ngừng đổi mới trên cơ sở văn hóa truyền thống,
chớ nên trông đợi Trung Quốc sẽ xảy ra một cuộc đột biến Liên Xô
- Đông Âu lần thứ hai”.
Có thể thấy là, trong việc nhìn nhận Trung Quốc, phương Tây
cũng có những người đầu óc minh mẫn.