của nước Anh đã tạo nên một đợt “Anh Quốc hóa” thế giới. Nước
Anh dùng văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần để làm lễ rửa tội
cho thế giới, mà thế giới cũng bằng lòng tiếp nhận tắm mình
trong văn minh Anh Quốc.
Khi xuất hiện tân quốc gia quán quân là nước Mỹ, trên thế giới
bèn xuất hiện làn sóng “Mỹ Quốc hóa thế giới”, thể hiện trên các
mặt chính trị, kinh tế, văn hóa. Cùng với sự trỗi dậy của nước Mỹ,
thế giới đều nhanh chóng “Mỹ hóa” trên các mặt văn hóa vật chất
và văn hóa đại chúng. “Giấc mơ Mỹ” trở thành thứ người ta hướng
tới, lối sống Mỹ trở thành thứ người ta theo đuổi một cách phổ
biến. Ngay từ buổi giao thời giữa thế kỷ XIX với thế kỷ XX, các
nhà quan sát nước ngoài đã bàn về ảnh hưởng phổ biến của hàng
hóa Mỹ và lối sống Mỹ đối với toàn thế giới. Người Mỹ hưởng thụ
tiêu chuẩn sống cao nhất thế giới là đối tượng hâm mộ của khắp
nơi trên thế giới, dường như người Mỹ đại diện cho sự phồn vinh
vật chất, sự thoải mái dễ chịu và một lối sống thoát khỏi sự rối
loạn của thế giới cũ. Trước Đại chiến II, hầu hết các nước còn
chưa có những sản phẩm hiện đại hóa như đồ điện, xe hơi, điện thoại
- là những thứ vật phẩm đã trở thành cực kỳ phổ cập tại nước Mỹ.
Điều đáng chú ý là hiện tượng đó trở nên nổi bật hơn từ sau năm
1919, hơn nữa do địa vị châu Âu bị suy thoái, tư tưởng “phương Tây
suy thoái” trở nên phổ biến, do bị chiến tranh phá hoại và do một
số nước châu Âu đuổi theo Mỹ về công nghiệp và thương mại, châu
Âu cảm thấy mình ở vào thế phòng ngự, không còn là suối nguồn
của trí tuệ và trung tâm văn minh nữa. Đứng trước sự tái tạo thế
giới, châu Âu hầu như không còn có thể đưa ra thứ gì nữa. Nhiệm vụ
gìn giữ hòa bình (không chỉ về mặt địa chính trị mà còn cả về mặt
chính trị và văn hóa) không thể không nhờ cậy nước khác, trước hết
là Mỹ. Nước Mỹ thực tế chưa bị chiến tranh gây ra tổn thương trở
thành tượng trưng cho văn hóa vật chất và văn hóa đại chúng. Chẳng
những trong nước Mỹ xảy ra sự đồng chất hóa mà toàn cầu cũng