Nhất thế giới - đó là giấc mơ trăm năm của Trung Quốc.
Giấc mơ ấy thể hiện tập trung ở lý tưởng phấn đấu của ba vĩ nhân
Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình. Tôn Trung Sơn là
người đi đầu trong cuộc cách mạng dân chủ Trung Quốc, Mao
Trạch Đông là người sáng lập Trung Quốc mới, Đặng Tiểu Bình là
người thiết kế công cuộc cải cách mở cửa. Đặc trưng chiến lược
chung của ba vĩ nhân này là: trên vấn đề mục tiêu lớn của quốc
gia Trung Quốc họ đều theo chủ nghĩa “Nhất thế giới”.
Việc Trung Quốc đi lên “Nhất thế giới” có hàm nghĩa gì? Trước
hết đó là tổng sản lượng nền kinh tế Trung Quốc phải nhất thế
giới; trên cơ sở đó thực hiện nhất thế giới về quốc lực tổng hợp
của Trung Quốc. Trong thế kỷ XXI Trung Quốc nói tới việc nước
lớn trỗi dậy, trỗi dậy nhằm về phía nào? Đó là trỗi dậy nhằm vào
phương hướng và mục tiêu nhất thế giới.
I. Tôn Trung Sơn: Trung Quốc phải “chiếm vị trí
cường quốc nhất thế giới trên trái đất”
Trong thời đại “Trung Quốc là nước nghèo yếu nhất trên trái
đất”, Tôn Trung Sơn yêu cầu “mọi người lập chí” xây dựng Trung
Quốc thành “Đất nước giàu mạnh nhất thế giới” và kêu gọi 400
triệu dân đều có chí nguyện như vậy. Tinh thần ấy của người dẫn
đường vĩ đại khiến cho người Trung Quốc ngày nay vẫn còn cảm
thấy xúc động.
Xây dựng Trung Quốc thành “Quốc gia giàu mạnh nhất thế
giới”
Trung Quốc không những cần sánh vai tiến bước cùng Anh,
Mỹ mà còn phải vượt trên họ - đây là chí hướng vĩ đại của Tôn Trung
Sơn. Trong “Thư trình Lý Hồng Chương” viết năm 1894, Tôn