Trung Sơn đã đề ra cương lĩnh cải cách của ông: Tận dụng tài năng
của mọi người, tận dụng mọi cái lợi của đất đai, tận dụng mọi vật, để
cho hàng hóa lưu thông thông suốt. Ông cho rằng bốn điều đó là
con đường lớn tiến lên giàu mạnh, là cái gốc lớn để trị quốc. Nếu
đạt được cả bốn điều ấy thì Trung Quốc “tất sẽ vượt châu Âu”.
Về sau Tôn Trung Sơn còn nhiều lần nói tới việc để thực hiện chủ
nghĩa Tam Dân thì cần xây dựng một “quốc gia giàu mạnh nhất
thế giới” vượt trên cả Âu, Mỹ.
Xây dựng Trung Quốc thành quốc gia có “Sáu cái tột bực” [Lục
chí], “Bốn cái nhất” [Tứ tối] là mục tiêu phấn đấu suốt đời của
Tôn Trung Sơn. Trong lòng ông, Trung Quốc nhất thế giới tức là
một đất nước “Bốn cái nhất”, “Sáu cái tột bực”, tức là quốc gia
mạnh nhất thế giới, quốc gia giàu nhất thiên hạ, quốc gia có
nền chính trị tốt nhất, quốc gia dân chúng được hạnh phúc
nhất. Cái gọi là quốc gia “Sáu cái tột bực” nghĩa là quốc gia lớn
nhất, tốt nhất, tiến bộ nhất, trang nghiêm nhất, giàu mạnh
nhất, yên vui nhất.
Làm sao để “Người Trung Quốc lập nên công trạng vĩ đại vẻ vang
nhất của nhân loại trên trái đất” - đó là cảm giác sứ mênh mạnh mẽ
của Tôn Trung Sơn. Ông còn đề xuất: Người Trung Quốc sẽ đảm
bảo chủ trương hòa bình, chủ trương đại đồng, làm cho loài người
trên trái đất sống hạnh phúc nhất; người Trung Quốc lập nên
công trạng vĩ đại vẻ vang nhất, không những chỉ gìn giữ lợi ích của
một dân tộc, một quốc gia mà còn giữ gìn lợi ích của nhân loại toàn
thế giới.
Kể từ lần đầu phát động cuộc khởi nghĩa Quảng Châu năm 1895
bị thất bại phải lưu vong ngoài nước, Tôn Trung Sơn đi vòng quanh
trái đất, chu du nhiều nước, một mặt khảo sát những cái được mất
về chính trị và đạo lý thế nước mạnh yếu của các quốc gia, một
mặt tiến hành cuộc vận động cách mạng. Cho tới trước cuộc khởi