đã vượt quá tổng số chứng khoán Mỹ do các nước châu Âu khác
nắm giữ. Năm 1857, tổng số chứng khoán của bảy công ty đường
sắt Mỹ niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán London lên tới 80
triệu Bảng Anh. Thủ tướng Anh Liverpool từng nói: Bất cứ ai
“muốn nước Anh phồn vinh thì phải để cho nước Mỹ phồn vinh”.
Thử xem lại sự phát triển quan hệ buôn bán giữa Trung Quốc với Mỹ
trong 30 năm qua và quy mô hiện nay đã đạt được cũng như triển
vọng trong tương lai, có thể thấy một sự thực: Bất cứ ai “muốn
nước Mỹ phồn vinh thì đều phải để cho Trung Quốc phồn vinh”.
Trong cộng đồng mạng nước Pháp một dạo từng có người đề
xướng “Tẩy chay hàng Trung Quốc”, song lập tức có cư dân mạng
khác đáp lại: “Tẩy chay Trung Quốc có nghĩa là trước hết chúng ta
phải cởi hết quần áo, vứt qua cửa sổ các thứ như điện thoại di động,
chuột máy tính, bàn phím, màn hình máy tính, LCD, MP3, đồng
hồ đeo tay, phụ tùng ô tô, xe máy v.v. Các bạn có thể làm được thế
hay không?”. Ngày nay bình quân mỗi người trên thế giới hàng năm
đi một đôi giày Trung Quốc sản xuất, mua hai mét vải Trung
Quốc, ba chiếc quần hoặc áo Trung Quốc may. Cuộc sống của
những người tiêu dùng phương Tây không thể rời khỏi hàng Trung
Quốc chế tạo. Trái khoán dollar Mỹ do Trung Quốc mua bằng
ngoại tệ kiếm được từ xuất khẩu đang giúp hệ thống tài chính thế
giới được ổn định. Nếu kinh tế Trung Quốc sụp đổ thì đó sẽ là tai
nạn của thế giới. Cho dù tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chậm
lại thì cũng đem lại hậu quả nghiêm trọng cho kinh tế thế giới. Một
số người hiểu biết ở phương Tây đã thấy rõ nhân tố gây ra sự đe
dọa không phải là sự phát triển của Trung Quốc mà là những trục
trặc và thất bại có thể xảy ra tại Trung Quốc. Xét trên ý nghĩa đó,
đúng là “Trung Quốc phát triển, nước Mỹ đắc lợi, thế giới có lợi”.
Trung Quốc và Mỹ cùng nhau sáng tạo “văn hóa mới cạnh tranh
nước lớn”