LỜI GIỚI THIỆU
D
ưới thời ông Tập Cận Bình, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã quyết đoán
và cứng rắn hơn nhiều so với các chính phủ tiền nhiệm, đánh dấu bằng ba
“dịch chuyển” quan trọng trong chính sách ngoại giao.
Thứ nhất, Trung Quốc đã dịch chuyển phương châm từ “giấu mình
chờ thời” sang “phấn đấu để thành công”, nhấn mạnh một Trung Quốc
chưa tranh giành vị trí dẫn đầu, nhưng sẽ phất cờ. Ðiều này báo hiệu những
xu hướng của chủ nghĩa can thiệp nước lớn.
Thứ hai là dịch chuyển ưu tiên về phạm vi ảnh hưởng. Trước đây, hoạt
động kinh tế tấp nập với Ðông Nam Á và với khái niệm lợi ích cốt lõi (core
interest), ngay cả khi Trung Quốc mở rộng cả phạm vi này bao gồm
Senkaku/Ðiếu Ngư, dường như phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc mới
chỉ giới hạn ở khu vực Ðông Á. Tuy nhiên với việc nêu lên Sáng kiến Vành
đai và Con đường
, Trung Quốc đã mở rộng ảnh hưởng của mình ra một
phạm vi trải dài từ Ðông Á sang Trung Á và Nam Á.
Thứ ba là dịch chuyển phương pháp tiếp cận. Trung Quốc dường như
đã quyết định đặt các ưu tiên về chủ quyền lên trên các lợi ích kinh tế và
bảo vệ chủ quyền bằng tổng hợp nhiều sức mạnh.
Châu Á có hơn 40 quốc gia, 15 nước trong đó có chung đường biên
giới với Trung Quốc. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời ông
Tập Cận Bình vì thế đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ngoại giao láng
giềng. Trong bốn cấp độ chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời Tập
Cận Bình “ngoại giao láng giềng” được xếp ở vị trí thứ hai, chỉ sau việc cải
thiện “quan hệ với các nước lớn”. Sau khi lên nắm quyền, thế hệ lãnh đạo
mới của Trung Quốc đã có hàng loạt chuyến công du đầu tiên quan trọng.
Trong khi Ngoại trưởng Vương Nghị đi thăm một loạt nước ASEAN, thì
Thủ tướng Lý Khắc Cường có chuyến thăm quan trọng đến hai nước láng
giềng Nam Á là Pakistan và Ấn Ðộ trước khi đi thăm EU. Chính sách ngoại