giao láng giềng mới của Trung Quốc được thiết kế nhằm xua tan sự lo ngại
của các nước láng giềng, đặc biệt trong bối cảnh đầu tư quốc phòng của
Trung Quốc tăng trưởng liên tục với hai con số trong cả chục năm qua.
Vì vậy, Tom Miller đã có một lựa chọn chính xác khi chọn xem xét về
quan hệ của Trung Quốc với châu Á. Với tiêu đề ấn tượng, cuốn sách đã
ngầm gửi đi thông điệp cho thấy Trung Quốc muốn ở vị trí trung tâm của
một châu Á đa dạng và năng động, một châu Á gắn chặt với lợi ích Trung
Quốc từ xa xưa đến hiện tại. Trong trật tự cổ xưa, Trung Quốc là quốc gia ở
trung tâm. Giờ đây Trung Quốc muốn khôi phục lại vị trí ấy.
Châu Á đang ở trung tâm nghị sự của các cuộc họp định hình đường
lối đối ngoại của Trung Quốc. Tại hội nghị ngoại giao trung ương vào ngày
24 – 25/10/2013, ông Tập Cận Bình đã tái khẳng định về “thời cơ chiến
lược” qua đó thể hiện những quan điểm của Trung Quốc về các quốc gia
vùng ngoại vi gồm cả Ðông Bắc Á và Ðông Nam Á. Tập Cận Bình cho
rằng Trung Quốc cần nỗ lực để các nước láng giềng “ngày càng thân thiện
hơn về chính trị, có mối quan hệ gần gũi hơn về kinh tế với Trung Quốc,
hợp tác sâu sắc hơn về an ninh và mối quan hệ ở cấp độ nhân dân cũng gắn
bó hơn”.
Tuy nhiên, cùng lúc, ông Tập Cận Bình cũng cho rằng chính
sách láng giềng tốt của Trung Quốc không có nghĩa bao hàm cả những vấn
đề về tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền và quyền chủ quyền. Ðiều này tạo ra
một tình thế nước đôi về chính sách láng giềng của Trung Quốc: Trong khi
củ cải kinh tế được chìa ra ngày càng nhiều, cây gậy răn đe cũng xuất hiện
nhiều hơn. Ðó là nguyên nhân mà nhiều học giả lí giải vì sao trong khi châu
Á tăng cường gắn kết kinh tế với Trung Quốc, các nước (có xung đột, tranh
chấp, căng thẳng) cũng thiếu niềm tin chiến lược với quốc gia này. Ðây
cũng là điều mà Tom Miller khéo léo đưa vào qua nhận định của các
chuyên gia tại một số nước châu Á mà tác giả có điều kiện đến tìm hiểu.
Những lo ngại không che giấu của xã hội bên cạnh sự hào hứng của các
chính phủ. Những vấn đề môi trường và lao động phơi bày cùng lúc với các
lợi ích kinh tế hiếm khi chảy vào túi người dân.