và một positron va chạm, như minh họa trên hình 6.6. Chỉ khi xem xét ở
những thang khoảng cách nhỏ nhất, nhỏ hơn nhiều so với khả năng của
công nghệ hiện nay, thì đặc tính giống như dây của chúng mới thể hiện rõ
nét. Cũng như trong trường hợp các hạt điểm, hai dây hủy nhau thành một
chớp sáng. Chớp sáng này, tức photon, cũng chính là một dây trong một
mode dao động cụ thể nào đó. Như vậy, hai dây tới tương tác với nhau, hòa
nhập với nhau tạo ra dây thứ ba như được thấy trên hình 6.7. Giống như
trong mô tả dựa trên các hạt điểm, dây thứ ba này cũng di chuyển một chút
rồi lại giải phóng năng lượng đã nhận được từ hai dây ban đầu bằng cách
tách ra thành hai dây tiếp tục chuyển động. Và lại một lần nữa, từ bất cứ
quan điểm nào, trừ quan điểm siêu vi mô, quá trình này nhìn cũng giống
với tương tác hạt điểm minh họa trên hình 6.6.
Hình 6.7 (a) Hai dây va chạm có thể hòa
thành dây thứ ba, sau đó dây này lại tách thành hai dây đi theo những quỹ
đạo đã bị lệch. (b) Vẫn quá trình được minh họa trên hình 6.6, nhưng có
nhấn mạnh chuyển động của dây. (c) "Bức ảnh chụp chậm" của hai dây
tương tác quét thành một "mặt vũ trụ".
Tuy nhiên, có một khác biệt quan trọng giữa hai cách mô tả. Cần nhấn
mạnh rằng, tương tác hạt điểm xảy ra tại một điểm xác định trong không
gian và thời gian, một điểm mà tất cả những người quan sát đều nhất trí.
Như chúng ta sẽ thấy ngay bây giờ, điều này không còn đúng đối với tương
tác giữa các dây. Chúng ta sẽ chứng tỏ điều này bằng cách so sánh quan sát
của George và Gracie - hai người quan sát chuyển động đối với nhau mà
chúng ta đã làm quen trong chương 2 - đối với tương tác đó. Chúng ta sẽ
thấy rằng họ không nhất trí với nhau về vị trí và thời điểm tại đó hai dây va
chạm vào nhau lần đầu tiên.
Để làm điều đó, hãy tưởng tượng ta quan sát tương tác của hai dây bằng
một máy ảnh với cửa chập được mở liên tục để cho toàn bộ "lịch sử" của