tương tác được ghi lại trên cùng một đoạn phim
. Kết quả được minh
họa trên hình 6.7 c và thường được gọi là "mặt vũ trụ" của dây. Bằng cách
"cắt" mặt vũ trụ của dây thành các lát song song, giống như khi ta cắt các
lát bánh mì, ta có thể phục hồi lại lịch sử tương tác của các dây. Một ví dụ
về sự cắt đó được minh họa trên hình 6.8. Đặc biệt, trên hình 6.8 a chúng ta
cho thấy George, chủ tâm quan sát hai dây đi tới cùng với mặt phẳng gắn
với chúng biểu diễn lát cắt đi qua tất cả các sự kiện trong không gian xảy ra
ở cùng một thời điểm, theo quan điểm của anh ta. Như thường làm ở các
chương trước, ở đây, trong sơ đồ, chúng ta cũng bỏ đi một chiều của không
gian để dễ hình dung. Tất nhiên, trên thực tế, đối với người quan sát bất kỳ
đều có một mảng ba chiều các sự kiện xảy ra ở cùng một thời điểm. Hình
6.8 b và 6.8. c cho thấy hai bức ảnh chụp nhanh ở hai thời điểm tiếp theo
nhau, tức là hai lát cắt tiếp theo nhau của mặt vũ trụ cho biết George nhìn
thấy hai dây tiến gần với nhau như thế nào. Một điểm có tầm quan trọng
then chốt trên hình 6.8 c, đó là thời điểm mà theo George hai dây lần đầu
tiên chạm vào nhau và hòa nhập với nhau tạo thành dây thứ ba.
Hình 6.8.
Hình 6.8 Hai dây chuyển động tới gặp nhau ở ba thời điểm theo quan điểm