Hình 6.9. Hai dây chuyển động tới gặp nhau ở ba thời điểm theo quan điểm
của Gracie. Trong (a) và (b) các dây đang tiến lại gần nhau và ở (c) chúng
lần đầu tiên chạm vào nhau.
Hình 6.9. Hai dây chuyển động tới gặp nhau ở ba thời điểm theo quan điểm
của Gracie. Trong (a) và (b) các dây đang tiến lại gần nhau và ở (c) chúng
lần đầu tiên chạm vào nhau.
Hình 6.10
Hình 6.10. George và Gracie không nhất trí với nhau về điểm tương tác.
Nếu áp dụng chính xác những lập luận trên cho tương tác của các hạt điểm,
như được tổng kết trong hình 6.11 thì ta cũng sẽ đi đến kết luận mà ta đã
biết từ trước, tức là có một điểm xác định trong không gian và một thời
điểm xác định trong thời gian khi các hạt điểm tương tác với nhau. Các hạt
điểm nhồi nhét toàn bộ tương tác của chúng vào một điểm xác định. Khi
lực tương tác là lực hấp dẫn, tức là khi truyền tương tác là graviton chứ
không phải photon, thì việc gói hoàn toàn tác dụng của lực vào một thời
điểm duy nhất sẽ dẫn đến những kết quả tai hại, ví như những đáp số vô
hạn mà ta đã nói tới ở trên. Trái lại, các dây đã làm "nhoè" nơi xảy ra tương
tác. Vì những người quan sát khác nhau tiếp nhận tương tác xảy ra ở những
nơi khác nhau dọc theo phần bên trái của mặt vũ trụ trên hình 6.10, nên
thực tế điều này có nghĩa là những nơi tương tác đó đã bị nhoè vào nhau,
dẫn tới làm nhoè tác dụng của lực hấp dẫn. Sự nhoè này đã làm loãng đi
một cách đáng kể những tính chất siêu vi mô của lực đó, khiến cho những