tính toán đưa lại các kết quả hữu hạn thay vì những kết quả vô hạn trước
kia. Đây là cách giải thích chính xác hơn của hiệu ứng làm nhoè mà ta đã
gặp trong câu trả lời thô ở mục trước. Và lại một lần nữa, hiệu ứng nhoè đã
làm trơn những thăng giáng lượng tử mãnh liệt của không gian ở những
khoảng cách dưới chiều dài Planck.
Hình 6.11.
Hình 6.11. Những người quan sát chuyển động đối với nhau nhất trí về nơi
và thời điểm diễn ra tương tác của hai hạt điểm.
Giống như ta nhìn thế giới qua cặp kính quá yếu hoặc quá mạnh,
những chi tiết tinh tế ở dưới chiều dài Planck đã bị nhoè vào nhau
trong lý thuyết dây, làm cho chúng trở nên vô hại.
Nhưng không giống
như trường hợp mắt kém, nếu lý thuyết dây là mô tả tối hậu của vũ trụ, thì
sẽ không có một kính sửa nào có thể làm cho những thăng giáng ở thang
dưới chiều dài Planck trở nên rõ nét nữa. Như vậy, sự không tương thích
giữa thuyết tương đối rộng và cơ học lượng tử - vốn chỉ trở nên gay gắt ở
những thang dưới Planck - đã trở nên tránh được trong một vũ trụ có giới
hạn dưới về khoảng cách mà ta có thể tiếp cận tới, hay thậm chí có thể nói
là có giới hạn cho những khoảng cách mà chúng còn tồn tại theo nghĩa
thông thường. Một vũ trụ như vậy là vũ trụ được mô tả bởi lý thuyết dây,
trong đó các định luật về những cái vô cùng lớn và vô cùng bé có thể hội
nhập hài hòa với nhau vì cái tai họa giả định xuất hiện ở những khoảng