Harvard, đã công khai bài bác về khả năng không thể kiểm chứng bằng
thực nghiệm của lý thuyết dây.
"Thay vì tìm kiếm sự đương đầu truyền thống giữa lý thuyết và thực
nghiệm, các nhà vật lý dây lại theo đuổi sự hài hòa nội tại, trong đó sự
thanh nhã, tính duy nhất và vẻ đẹp lại quyết định chân lý. Sự tồn tại của lý
thuyết dây lại phụ thuộc vào những trùng hợp ma quái, vào những sự triệt
tiêu lạ kỳ và vào những mối quan hệ của các lĩnh vực toán học chẳng liên
quan gì (và cũng có thể còn chưa được phát minh ra). Liệu những tính chất
đó có đáng là những lý do để ta chấp nhận thực tại của các siêu dây hay
không? Toán học và mỹ học có thực sự thay thế và vượt lên trên thực
nghiệm được không?"
Ở đâu đó nữa, Glashow còn nói:
"Lý thuyết siêu dây đầy tham vọng tới mức nó chỉ có thể là hoàn toàn đúng
hoặc hoàn toàn sai. Vấn đề duy nhất được đặt ra là toán học của nó quá
mới và khó đến nỗi, chúng ta không thể biết phải mất bao nhiêu thập kỷ
nữa mới có thể chiếm lĩnh được"
Thậm chí ông còn đặt câu hỏi liệu các nhà lý thuyết dây có đáng để các
khoa vật lý "trả tiền và được phép làm hư hỏng các sinh viên dễ xiêu lòng",
trong khi lý thuyết dây là một khoa học gây tác hại chẳng kém gì thần học
thời trung cổ
.
Richard Feyman ngay trước khi qua đời cũng nói rõ rằng ông không tin lý
thuyết dây là lý thuyết duy nhất có thể giải quyết được những vấn đề, đặc
biệt là những giá trị vô hạn đầy tai hại, đã từng cản trở sự hòa nhập hài hòa
giữa hấp dẫn và lý thuyết lượng tử.
"Quan điểm của tôi, nhưng xin nói rằng tôi cũng có thể nhầm, là không chỉ
có một cách để lột da con mèo. Tôi cũng không nghĩ rằng chỉ một cách để
thoát khỏi các giá trị vô hạn. Việc một lý thuyết thoát khỏi được các giá trị
vô hạn đối với tôi chưa phải là lý do đủ để tin vào sự duy nhất của nó"
Howard George, một đồng nghiệp xuất sắc của Glashow ở Đại học
Harvard, cũng là người phê phán gay gắt lý thuyết dây vào cuối những năm
1980.
"Nếu như chúng ta để cho mình bị dụ dỗ bởi lời kêu gọi đầy quyến rũ về