tới đỉnh núi tự nhiên ít nhất cũng đã được chế tạo ra một phần, trong khi bộ
dụng cụ đó của thực nghiệm còn chưa tồn tại, thì đó chỉ là do sự không bắt
nhịp kịp của công nghệ trong tình hình hiện nay, một sự mất đồng bộ của
lịch sử mà thôi. Nhưng điều đó không có nghĩa là về cơ bản lý thuyết dây
tách ra khỏi thực nghiệm. Mà trái lại, các nhà lý thuyết dây nuôi hy vọng
rất lớn là từ đỉnh núi - năng - lượng - cực - cao đó sẽ "ném xuống một hòn
đá lý thuyết" cho các nhà thực nghiệm đang làm việc trong các trạm ở phía
dưới. Hiện vẫn chưa có hòn đá nào được thả xuống cả, nhưng như chúng ta
sẽ thấy dưới đây, một ít các viên sỏi đầy hứa hẹn và khêu gợi thì đã có rồi.
Shedon Glashow và Paul Ginsparg, "Sự tìm kiếm tuyệt vọng các siêu
dây?". Physics Today, 5-1986, trang 7.
Sheldon Glashow, trong The superwold I (New york: Plenum, 1990)
trang 250
Sheldon Glashow, trong The Interactions (New york: Warner Books,
1988) trang 250
Richard Feyman, trong Superstrings: A Theory of Everything?
(Cambridge Eng.: Cambridge University, Press, 1988).
Howard George, trong Thư New Physics (Cambridge: Cambridge
University Press, 1989) trang 446.
Phỏng vấn Edward Witten, ngày 4 tháng 3 năm 1998.
Phỏng vấn Cumrun Vafa, ngày 12 tháng 1 năm 1998.
Murray Gell-Mann, được trích trong The Second Creation của Robert P.
Crease và Charles C. Mann (New Brunwick, N. J: Rutgers University
Press, 1996) trang 414.
Phỏng vấn Shedon Glashow, ngày 28 tháng 12 năm 1997.
Phỏng vấn Howard Georgi, ngày 28 tháng 12 năm 1997. Trong cuộc
phỏng vấn này, Georgi tiết lộ rằng việc không phát hiện được bằng thực
nghiệm sự phân rã của proton được tiên đoán bởi lý thuyết thống nhất lớn
đầu tiên do Glashow và ông đề xướng (xem chương 7) đã đóng một vai trò
quan trọng trong việc ông không chấp nhận lý thuyết siêu dây. Ông cũng
nhận xét một cách chua chát rằng lý thuyết thống nhất lớn của ông đã viện