số vũ trụ bằng không cả. Thực tế, nó có thể được giải thích như là một loại
năng lượng của không gian và do đó giá trị của nó có thể tính được bằng lý
thuyết và đo được bằng thực nghiệm. Nhưng cho tới nay những tính toán
và đo đạc như vậy lại hoàn toàn không phù hợp với nhau: những quan sát
cho thấy hằng số vũ trụ hoặc là bằng không (như Einstein cuối cùng đã
chấp thuận) hoặc là rất nhỏ; còn những tính toán lại chỉ ra rằng những
thăng giáng lượng tử trong chân không của không gian trống rỗng lại có xu
hướng sinh ra một hằng số vũ trụ có trị giá lớn hơn trị giá cho phép bởi
thực nghiệm tới 120 bậc độ lớn (tức là lớn hơn 10
120
lần)! Đây là một thách
thức và cơ hội tuyệt vời cho các nhà lý thuyết dây: liệu những tính toán
trong lý thuyết dây có cải thiện được sự không phù hợp đó và giải thích
được tại sao hằng số vũ trụ lại bằng không hay không? Hoặc nếu như thực
nghiệm cuối cùng xác lập được rằng giá trị của nó rất nhỏ nhưng khác
không thì liệu lý thuyết dây có thể giải thích được điều đó hay không? Nếu
như các nhà lý thuyết dây có thể vượt qua thách thức ấy thì đó sẽ là một
bằng chứng có sức thuyết phục khẳng định lý thuyết dây.
Phỏng vấn Edward Witten, ngày 4 tháng 3 năm 1998