Hình 11.6. Mặt vũ trụ quét nên bởi một dây
tạo ra một tấm chắn có tác dụng triệt tiêu những hiệu ứng tai biến do sự xé
rách cấu trúc không gian gây ra.
Đến đây bạn có thể hỏi: Liệu điều gì sẽ xảy ra nếu như có sự xé rách không
gian nhưng ở lân cận đó chẳng có một dây nào để che chắn? Hơn nữa, chắc
bạn cũng băn khoăn rằng ở thời điểm xảy ra sự xé rách không gian, nói một
dây - tức một vòng dây nhỏ xíu - có thể che chắn những hiệu ứng tai biến
thì có khác gì nấp sau một chiếc vành gỗ để tránh mảnh bom! Việc giải
quyết hai vấn đề đó dựa trên một đặc điểm trung tâm của cơ học lượng tử
mà chúng ta đã thảo luận ở chương 4. Ở đó chúng ta đã thấy rằng, trong
hình thức luận cơ học lượng tử của Feynman, một đối tượng bất kỳ, dù là
hạt hay dây, đi từ nơi này đến nơi khác “bằng cách thăm dò” mọi quỹ đạo
khả dĩ. Chuyển động kết quả quan sát được là tổ hợp của tất cả những khả
năng đó với những đóng góp tương đối của mỗi quỹ đạo khả dĩ được xác
định một cách chính xác bởi công cụ toán học của cơ học lượng tử. Nếu có
sự xé rách trong cấu trúc của không gian thì trong số những quỹ đạo khả dĩ
của dây chuyển động sẽ có những quỹ đạo bao quanh chỗ rách giống như
những quỹ đạo trên hình 11.6. Ngay cả khi không có một dây nào ở gần
chỗ xảy ra sự xé rách, thì cơ học lượng tử cũng tính tới những hiệu ứng vật
lý từ tất cả các quỹ đạo khả dĩ trong đó có rất nhiều (thực tế là vô hạn) quỹ
đạo bảo vệ bao quanh chỗ rách. Và theo Witten, thì chính những đóng góp
này đã triệt tiêu một cách chính xác tai biến vũ trụ, mà nếu không, sự xé
rách không gian sẽ tạo ra tai biến đó.
Tháng Giêng năm 1993, Witten và ba chúng tôi đã tung đồng thời hai bài
báo lên Internet, thông qua đó các bài báo về vật lý nhanh chóng tới được
khắp nơi trên thế giới. Hai bài báo đã mô tả, trên những quan điểm rất khác
nhau của chúng tôi, những ví dụ đầu tiên về các dịch chuyển làm thay đổi